Kỳ tích của Tiểu đội dân quân gái Kỳ Phương trong kháng chiến chống Mỹ là gì?

Hà Tĩnh có nhiều đóng góp to lớn cho các cuộc kháng chiến của dân tộc. Từ mảnh đất kiên trung ấy, biết bao người con đã lập nên những chiến công oanh liệt, trở thành huyền thoại sống mãi trong lòng đất nước.

Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7) được tổ chức từ năm nào?

A: 1946

B: 1947

C: 1954

D: 1975

Giải thích

Sau kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (19/12/1946), số thương binh, liệt sĩ tăng, đời sống gia đình chính sách rất khó khăn. Ngày 16/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 20/SL quy định chế độ trợ cấp thương binh, tử sĩ. Tháng 6/1947, theo Chỉ thị của Bác Hồ, hội nghị của Tổng bộ Việt Minh, Hội Phụ nữ cứu quốc, Cục Chính trị quân đội quốc gia Việt Nam, Nha Thông tin tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại tại Đại Từ (Thái Nguyên). Tại hội nghị, các đại biểu đã nhất trí chọn ngày 27/7 làm ngày “Thương binh toàn quốc”. Trong lễ mít tinh có hơn 2.000 người tham dự, thư Bác Hồ gửi được công bố với câu nói: “Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy”.

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, một chiến sĩ đã dùng thân mình lấp lỗ châu mai, ngăn chặn hỏa lực địch, mở đường cho đồng đội tiến công. Người chiến sĩ dũng cảm ấy là ai?

A: Tô Vĩnh Diện

B: Bế Văn Đàn

C: Phan Đình Giót

D: Nguyễn Viết Xuân

Giải thích

Trong chiến dịch lịch sử “56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” chiến đấu và phục vụ chiến đấu dưới mưa bom bão đạn của quân thù, đã xuất hiện biết bao tấm gương dũng cảm, mưu trí “gan không núng, chí không mòn”. Ngay trong ngày 13/3/1954, mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng chí Phan Đình Giót đã chiến đấu kiên cường và dũng cảm, lấy thân mình lấp lỗ châu mai, dập tắt hỏa lực của địch, tạo điều kiện cho đơn vị xông lên tiêu diệt cứ điểm Him Lam. Anh hùng Phan Đình Giót sinh năm 1922, dân tộc Kinh, quê ở xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên (nay là xã Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh). Khi hy sinh, đồng chí là Tiểu Đội phó Bộ binh, thuộc Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312.

10 nữ TNXP hy sinh ở Ngã ba Đồng Lộc thuộc đơn vị nào?

A: Tiểu đội 2, Đại đội 500, Tổng đội TNXP 55

B: Tiểu đội 3, Đại đội 759, Tổng đội TNXP 559

C: Tiểu đội 4, Đại đội 552, Tổng đội TNXP 55 Hà Tĩnh

D: Tiểu đội tác chiến nữ thuộc Đại đội 317 - Tổng đội 300

Giải thích

Ngã ba Đồng Lộc, thuộc xã Đồng Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, là một địa danh lịch sử gắn liền với sự hy sinh anh dũng của 10 nữ thanh niên xung phong trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đây là một trọng điểm giao thông chiến lược trên tuyến đường Trường Sơn, thường xuyên bị máy bay Mỹ oanh tạc ác liệt nhằm cắt đứt tuyến đường chi viện từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam. Vào ngày 24/7/1968, Tiểu đội 4, Đại đội 552, Tổng đội 55 TNXP Hà Tĩnh làm nhiệm vụ san lấp hố bom, sửa đường để đảm bảo giao thông thông suốt. Khi đang làm nhiệm vụ, trận bom thứ 15 trong ngày của địch đã trút xuống, vùi lấp cả 10 cô gái. Sự hy sinh của các cô đã trở thành biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Tên tuổi các cô đã đi vào lịch sử như những đóa hoa bất tử giữa lòng đất mẹ.

Nghĩa trang Liệt sĩ Nầm thuộc địa bàn xã nào?

A: Xã Sơn Trung

B: Xã Tứ Mỹ

C: Xã Sơn Giang

D: Xã Sơn Tây

Giải thích

Nghĩa trang Liệt sĩ Nầm được xây dựng năm 1978, nằm trên 1 quả đồi của núi Nầm có tổng diện tích hơn 22.000 mét vuông, thuộc địa bàn xã Sơn Châu, huyện Hương Sơn cũ (Hà Tĩnh), nay là xã Tứ Mỹ. Đây là nơi yên nghỉ, tưởng niệm của hơn 1.230 liệt sĩ. Phần lớn những ngôi mộ ở đây là bộ đội, chiến sĩ, quân tình nguyện Việt Nam tham gia làm nghĩa vụ quốc tế tại Lào và Campuchia, trong đó ở Lào là nhiều nhất. Tại Nghĩa trang Liệt sĩ Nầm có 3 ngôi mộ tập thể được đội quy tập phát hiện tại Lào: ngôi mộ thứ nhất 73 liệt sĩ, ngôi mộ thứ hai 30 liệt sĩ, ngôi mộ thứ ba 8 liệt sĩ.

Tiểu đội dân quân gái Kỳ Phương đã lập nên kỳ tích gì đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước?

A: Bắn rơi nhiều máy bay Mỹ bằng vũ khí bộ binh

B: Đảm nhận thông tuyến trên đoạn đường 20 – Quyết Thắng

C: Xây dựng thành công hệ thống hầm trú quân dưới đèo Ngang

D: Vận chuyển hơn 1.000 tấn lương thực từ miền Bắc vào miền Nam

Giải thích

Năm 1966, xã đội Kỳ Phương thành lập một tổ thanh niên xung phong gồm 13 người (9 nữ và 4 nam). Năm 1967, tổ thanh niên xung phong tách ra 2 tổ, tổ nữ tham gia trực đánh phòng không và tổ nam đánh tàu khu trục hạm. Từ đó, Tiểu đội dân quân gái Kỳ Phương ra đời gồm 9 cô gái tuổi từ 17-19, được biên chế một khẩu trung liên. Với chiến thuật “bắn chẻ đầu”, chỉ trong vòng 27 ngày (từ 26/7 - 21/8/1968), Tiểu đội dân quân gái Kỳ Phương đã bắn rơi 3 máy bay, phối hợp với các lực lượng khác bắn rơi 12 máy bay Mỹ và trở thành đơn vị tiêu biểu của cả nước được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân. Trải qua những trận chiến ác liệt với giặc Mỹ, trong số các chị em có 1 người hy sinh, một số người bị thương trong lúc làm nhiệm vụ.

Giải thích

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

Điểm

Khả Nhi

Nguồn Hà Tĩnh: https://baohatinh.vn/ky-tich-cua-tieu-doi-dan-quan-gai-ky-phuong-trong-khang-chien-chong-my-la-gi-post292569.html