Ký ức khó quên về sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc

Những nhân chứng sống tham gia chuyến tàu tập kết từ miền Nam ra miền Bắc 70 năm về trước đã có những chia sẻ rất xúc động tại điểm cầu ở cảng Lạch Hới, TP Sầm Sơn.

Tối 16/11, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương thực hiện cầu truyền hình 70 năm 'Tập kết ra Bắc - Tình sâu nghĩa nặng' tại 3 điểm cầu Cà Mau, Hải Phòng và Thanh Hóa.

Ông Lê Hoài Trung - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương dự điểm cầu tại Thanh Hóa. Ảnh: Đình Minh

Ông Lê Hoài Trung - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương dự điểm cầu tại Thanh Hóa. Ảnh: Đình Minh

Dự điểm cầu tại tượng đài 'Con tàu tập kết ra Bắc' ở cảng Lạch Hới, phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn có ông Lê Hoài Trung - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương...

70 năm trước, cảng Lạch Hới là địa điểm đầu tiên tại miền Bắc đón tiếp đồng bào, chiến sĩ miền Nam tập kết.

Một trong 3 điểm cầu đặt tại tượng đài 'con tàu tập kết ra Bắc' ở cảng Lạch Hới, TP Sầm Sơn. Ảnh: Đình Minh

Một trong 3 điểm cầu đặt tại tượng đài 'con tàu tập kết ra Bắc' ở cảng Lạch Hới, TP Sầm Sơn. Ảnh: Đình Minh

Tại các vùng Xuyên Mộc-Bà Rịa, Cao Lãnh-Đồng Tháp, Sông Đốc-Cà Mau..., hàng trăm nghìn người con miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào đã lên tàu rời quê hương, tiến ra miền Bắc để học tập, rèn luyện.

Bà Phạm Thị Thiệu - người tham gia đón tiếp đồng bào, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc cho biết: Năm xưa, khi tàu cập cảng Lạch Hới, người dân phải đi qua một cầu phao nhỏ làm bằng luồng, bằng tre bắc ở trên mặt nước.

Bà Phạm Thị Thiệu (áo hồng) xúc động khi dự cầu truyền hình 70 năm tập kết ra Bắc. Ảnh: Đình Minh

Bà Phạm Thị Thiệu (áo hồng) xúc động khi dự cầu truyền hình 70 năm tập kết ra Bắc. Ảnh: Đình Minh

'Thời điểm đón đoàn miền Nam tập kết, tôi nhớ mãi hình ảnh một người mẹ ở miền Nam giơ 2 ngón tay cùng lời nhắn gửi '2 năm má đợi, má chờ, chờ Bác Hồ về với miền Nam', bà Nhủ xúc động chia sẻ.

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân - nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh cho biết: 70 năm trước, khi bắt đầu chuyến tàu từ Nam ra Bắc, ông vẫn còn đang trong bụng mẹ. Đến tháng 3/1955, khi ra đến Thanh Hóa, ông cất tiếng khóc chào đời.

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, người 70 năm trước tập kết ra Bắc từ trong bụng mẹ. Ảnh: Đình Minh

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, người 70 năm trước tập kết ra Bắc từ trong bụng mẹ. Ảnh: Đình Minh

'Trong chuyến tàu tập kết năm ấy, nhiều người vì tuổi cao, sức yếu nên giờ đã không còn. Như người trẻ nhất là tôi, giờ cũng đã 70 tuổi rồi. Bởi vậy, tôi luôn muốn được nhớ lại, được nhắc lại, được ôn lại những kỷ niệm vì với chúng tôi, nó còn đó, nhưng đối với giới trẻ sau này thì câu chuyện tập kết từ Nam ra Bắc, có lẽ cần ôn lại nhiều hơn để hiểu đất nước đã từng có một sự kiện quan trọng như vậy', nhà báo Huỳnh Dũng Nhân chia sẻ.

Chương trình cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm 'Tập kết ra Bắc - Tình sâu nghĩa nặng' gồm 3 chương, trong đó, chương 1 có chủ đề 'Khát vọng thống nhất' là câu chuyện bối cảnh lịch sử của sự kiện tập kết ra Bắc, những quyết sách đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng trong việc chuyển quân.

Chương trình 70 năm 'Tập kết ra Bắc - Tình sâu nghĩa nặng' gồm 3 chương.

Chương trình 70 năm 'Tập kết ra Bắc - Tình sâu nghĩa nặng' gồm 3 chương.

Chương 2 với chủ đề 'Một dải sắt son' thể hiện tinh thần, trước quyết định tập kết ra Bắc, lượng quân và dân cả nước cùng chung một lòng quyết tâm thực hiện bằng cả trái tim và nhiệt huyết.

Hình ảnh sân khấu hóa tái hiện lại thời khắc đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc. Ảnh: Đình Minh.

Hình ảnh sân khấu hóa tái hiện lại thời khắc đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc. Ảnh: Đình Minh.

Chương 3 'Rạng danh Việt Nam' truyền tải ý nghĩa của sự kiện tập kết ra mắt đã trở thành bài học lịch sử cho việc xây dựng một kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam.

Đình Minh

Nguồn Đại Đoàn Kết: https://daidoanket.vn/ky-uc-kho-quen-ve-su-kien-70-nam-tap-ket-ra-bac-10294632.html