Cây mít này có lẽ '"ao niên" nhất Việt Nam, thế dáng cổ quái, xù xì, đứng sừng sững hiên ngang trước điếm làng xóm Chợ, xã Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) đã nửa thiên niên kỷ nay.
Cây mít cổ thụ này do người làng Cổ Loa '"trồng trên đất Đế Vương'"xưa
Gốc cây to cỡ 2 người ôm còn không xuể.
Nơi đây trở thành điểm dừng của không chỉ người làng mỗi buổi chiều vào hóng mát, nghỉ chân mà du khách khi tìm đến cũng tỏ ra bất ngờ và thích thú khi được chiêm ngưỡng '"cụ mít"
"Cụ mít" có thế dáng vô cùng độc đáo và... khù khoằm.
Dấu ấn thời gian in đậm trên từng nhánh thân cây vươn xòa khắp sân.
Mặc dù đã cao niên như vậy nhưng "cụ" vẫn ra trái đều mỗi mùa.
Những bậc cao niên trong làng cho biết khi họ sinh ra thì cây mít đã ở đó và đã xù xì như bây giờ rồi.
Mặc dù thân cây cao lớn, xù xì cổ quái là thế nhưng vẫn tiếp tục bật lên những nhánh non xanh.
Từ thân cây xù xì, nứt nẻ, mốc meo này, mỗi mùa vẫn cho người dân làng từ 15-10 trái mít.
Theo phong tục xưa ở các làng quê Việt Nam, người dân thường trồng những cây cổ thụ làm bóng mát và hơn hết còn mang ý nghĩa phong thủy.
Cùng với bóng cây cổ thụ trồng trước điếm canh, khi xưa nơi đây ban ngày người dân dùng làm chốn nghỉ mát, vui chơi, ban đêm các trai phu thay phiên canh gác cho giấc ngủ dân làng.
Các ngày lễ, Tết, điếm canh là nơi tụ họp chơi vui các trò tổ tôm, xóc đĩa, đánh cờ... và cây cổ thụ trồng trước điếm được ví như linh hồn, biểu tượng được người dân tôn sùng.
Theo Vietnam+