Lạ lùng: Nhật Bản đưa 'sát thủ diệt hạm' lên tàu đổ bộ 50 tấn
Vẫn chưa rõ ý đồ tác chiến của Nhật Bản khi đưa bệ phóng và đạn tên lửa chống hạm SSM-1B lên tàu đổ bộ nhỏ cỡ 50 tấn.
Mạng xã hội quân sự Nhật Bản ngày hôm qua đăng tải bức ảnh lạ được chụp tại một quân cảng. Trong ảnh có thể thấy các xe cẩu đang được hai ống phóng tên lửa lên tàu đổ bộ cơ giới cỡ nhỏ lớp YL-09. Nguồn ảnh: Dambiev
Tưởng như người ta đưa bệ phóng tên lửa lên để thực hiện việc vận chuyển hoặc tiếp tế, nhưng không cái cách mà người Nhật đặt tên lửa cho thấy khả năng đúng ra là nó được lắp đặt cho tàu đổ bộ nhỏ YL-09. Bởi lẽ, nếu tiếp tế đạn dược mới cho các chiến hạm thì thường phải về lại cảng tái nạp, dùng tàu đổ bộ cỡ nhỏ không giải quyết được vấn đề nào. Nguồn ảnh: Dambiev
Vấn đề là các tàu đổ bộ này không có radar điều khiển hỏa lực thì sao có thể thực hiện phóng tên lửa chống hạm? Hiện vẫn có nhiều tranh cãi xoay quanh các bức ảnh này. Nguồn ảnh: Dambiev
Trong ảnh là một trong 9 tàu đổ bộ hạng nhẹ YL-09 do Nhật Bản đóng theo kiểu LCM(8) của Mỹ từ năm 1979. Lớp tàu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 50 tấn, toàn tải 120 tấn, dài 27m. Nguồn ảnh: Wikipedia
Còn đây là kiểu bệ phóng hệ thống tên lửa chống hạm SSM-1B hay còn gọi là Type 90 do Nhật Bản sản xuất trang bị cho các tàu chiến của mình. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo một số nguồn tin, Type 90 vốn là thiết kế trên cơ sở tham khảo tên lửa RGM-84 Harpoon của Mỹ. Nó được đưa vào sử dụng năm 1992 thay thế hoàn toàn các bộ Harpoon trên mọi tàu chiến Nhật lúc bấy giờ. Ước tính, Mitsubishi đã sản xuất 384 quả Type 90. Nguồn ảnh: Wikipedia
Thật vậy, các bức ảnh bắn thử Type 90 cho thấy quả tên lửa trông rất giống RGM-84 Harpoon, dĩ nhiên cũng tồn tại một vài điểm khác biệt nhỏ. Tên lửa có trọng lượng 661 kg, dài 5,08m, đường kính thân 350mm, trang bị đầu đạn nổ phá 225kg. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong ảnh là tên lửa Type 90 được phóng từ hệ thống tên lửa bảo vệ bờ biên Type 88. Tên lửa trang bị động cơ turbojet TJM-2 + 2 tầng khởi tốc cho tầm bay 150km, tốc độ cận âm 1.150km/h, sử dụng đầu tự dẫn radar bán chủ động pha cuối. Nguồn ảnh: Wikipedia