Là vị thuốc quen thuộc nhưng trần bì đại kị 3 bệnh sau - uống vào chẳng khác nào thuốc độc

Trần bì được xem là loại dược liệu có giá trị chữa bệnh rất tốt trong Đông Y và còn là một loại gia vị trong món ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể sử dụng trần bì. Trong 3 tình huống này, nếu bạn sử dụng trần bì sẽ khiến bệnh cần thêm nặng.

Trần bì (tên khoa học Pericarpium Citri Reticulatae) là thảo dược khá phổ biến trong Đông Y. Đây là vị thuốc có nguồn gốc từ vỏ quýt và vỏ cam. Cách làm trần bì khá đơn giản, các nguyên liệu này được cắt nhỏ ra, sau đó đem phơi khô hoặc sấy khô, lưu trữ lại để chữa bệnh. Trần bì có mùi thơm, vị cay, hơi đắng, tính ấm, được chỉ định để điều trị, kiểm soát, phòng chống và cải thiện các bệnh về hô hấp, khó tiêu, ho có đàm,...

Đau dạ dày

Tác dụng tăng cường dạ dày của trần bì là dựa trên hàn tính của nó làm lạnh dạ dày biểu hiện ở việc thích ăn những món ăn nóng, lớp phủ lưỡi trắng mỏng. Nếu như nhiệt tính trong dạ dày không khỏe khiến đường ruột khó chịu khi hay ăn các món lạnh, lưỡi phủ một lớp vàng thì không thích hợp sử dụng trần bì.

Trần bì vốn tính nóng và khô nên không thích hợp với những người có thể chất âm hư hoặc mắc chứng khí hư lâu ngày dùng.

Trần bì vốn tính nóng và khô nên không thích hợp với những người có thể chất âm hư hoặc mắc chứng khí hư lâu ngày dùng.

Mất ngủ và gặp nhiều giấc mơ, ngủ không yên giấc

Trần bì vốn tính nóng và khô nên không thích hợp với những người có thể chất âm hư hoặc mắc chứng khí hư lâu ngày dùng. Đại đa số những người thường hay mất ngủ, ngủ hay gặp mộng, không yên giấc thương sẽ bị khô họng. Đây chính là triệu chứng điển hình của tình trạng khí hư lâu ngày tích tụ. Nếu như bạn dùng trần bì sẽ khiến cho cơ thể càng trở nên khô nóng. Con người một khi nóng trong người liên tục kéo dài sẽ dẫn đến khó ngủ, gặp nhiều giấc mộng, khó mà ngủ yên giấc.

Ho khan

Rất nhiều người đều biết rằng trần bì có tác dụng rất tốt trị khỏi tình trạng ho có đàm bởi tác dụng tiêu đàm cực tốt của nó. Tuy nhiên, đó không phải nói đến tình trạng ho khan hay thở dốc. Lúc này nếu bạn dùng trần bì sẽ không chỉ không thể trị khỏi ho, khó thở mà ngược lại còn khiến bệnh tình càng thêm nặng.

Trần bì tính nóng, cay, đắng và có tính tăng nhiệt hỏa cho cơ thể nên không thích hợp khi bạn có dấu hiệu khô miệng, táo bón, nước tiểu vàng thì cũng không phù hợp để sử dụng trần bì.

Trần bì tính nóng, cay, đắng và có tính tăng nhiệt hỏa cho cơ thể nên không thích hợp khi bạn có dấu hiệu khô miệng, táo bón, nước tiểu vàng thì cũng không phù hợp để sử dụng trần bì.

Tóm lại, trần bì tính nóng, cay, đắng và có tính tăng nhiệt hỏa cho cơ thể nên không thích hợp khi bạn có dấu hiệu khô miệng, táo bón, nước tiểu vàng thì cũng không phù hợp để sử dụng trần bì. Ngoài ra thì những người có cơ thể tích tụ nhiều khí hư, khô nóng, ho khan, ho ra máu, thân nhiệt nóng thì cũng nên thận trọng khi sử dụng trần bì.

Theo Vũ Phong/Phụ nữ Sức khỏe

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/la-vi-thuoc-quen-thuoc-nhung-tran-bi-dai-ki-3-benh-sau-uong-vao-chang-khac-nao-thuoc-doc/20200829084045677