Lạc bước ở ngôi cổ tự độc đáo nhất cố đô

Tổ đình Từ Hiếu là một điểm du lịch nổi tiếng ở Huế được nhiều du khách tìm đến để tận hưởng cảm giác thanh tịnh, yên bình và chiêm ngưỡng cảnh quan vô cùng thơ mộng.

 Tổ đình Từ Hiếu nằm trên đường Lê Ngô Cát dẫn lên lăng Tự Đức, thuộc phường Thủy Xuân, Thành phố Huế.

Tổ đình Từ Hiếu nằm trên đường Lê Ngô Cát dẫn lên lăng Tự Đức, thuộc phường Thủy Xuân, Thành phố Huế.

Tổ đình Từ Hiếu được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Huế, sở hữu kiến trúc rất độc đáo, khác biệt. Lối dẫn vào chùa với kiến trúc cổng Tam Quan rêu phong cổ kính.

Tổ đình Từ Hiếu được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Huế, sở hữu kiến trúc rất độc đáo, khác biệt. Lối dẫn vào chùa với kiến trúc cổng Tam Quan rêu phong cổ kính.

Tổ đình Từ Hiếu nằm khuất trong một rừng thông trên một vùng đồi của phường Thủy Xuân. Khuôn viên chùa rất rộng, phía trước có khe nước uốn quanh, phong cảnh thơ mộng.

Tổ đình Từ Hiếu nằm khuất trong một rừng thông trên một vùng đồi của phường Thủy Xuân. Khuôn viên chùa rất rộng, phía trước có khe nước uốn quanh, phong cảnh thơ mộng.

Hồ bán nguyệt ngay trung tâm cổng tam quan với đàn cá trê đến cả trăm con. Mặt hồ xanh thẳm, soi bóng tà dương.

Hồ bán nguyệt ngay trung tâm cổng tam quan với đàn cá trê đến cả trăm con. Mặt hồ xanh thẳm, soi bóng tà dương.

Nơi đây khiến du khách bị mê hoặc bởi khung cảnh đậm chất thơ, không khí trong lành, mát mẻ.

Nơi đây khiến du khách bị mê hoặc bởi khung cảnh đậm chất thơ, không khí trong lành, mát mẻ.

Tổ đình Từ Hiếu nguyên là am An Dưỡng do Hòa thượng Nhất Định khai sáng, là nơi có nhiều thái giám triều Nguyễn quy y.

Tổ đình Từ Hiếu nguyên là am An Dưỡng do Hòa thượng Nhất Định khai sáng, là nơi có nhiều thái giám triều Nguyễn quy y.

Sau ngày nhà sư Nhất Định viên tịch năm 1848, các thái giám đã quyên góp tiền, xây dựng một ngôi chùa ba gian hai chái, vách xây, sườn gỗ, mái ngói, với nhà Lạc Nghĩa nằm bên phải, nhà Ái Nhật bên trái, được vua Tự Đức ban tặng tấm biển đề “Sắc tứ Từ Hiếu Tự”.

Sau ngày nhà sư Nhất Định viên tịch năm 1848, các thái giám đã quyên góp tiền, xây dựng một ngôi chùa ba gian hai chái, vách xây, sườn gỗ, mái ngói, với nhà Lạc Nghĩa nằm bên phải, nhà Ái Nhật bên trái, được vua Tự Đức ban tặng tấm biển đề “Sắc tứ Từ Hiếu Tự”.

Theo truyền thuyết, tên gọi Từ Hiếu xuất phát từ việc vua Tự Đức cảm phục tấm lòng chí hiếu với mẹ của Hòa thượng Nhất Định, dù là bậc chân tu nhưng lúc mẹ già đau yếu, Hòa thượng vẫn không ngại lời đàm tiếu, hằng ngày đều đến chợ mua cá về nấu cho mẹ.

Theo truyền thuyết, tên gọi Từ Hiếu xuất phát từ việc vua Tự Đức cảm phục tấm lòng chí hiếu với mẹ của Hòa thượng Nhất Định, dù là bậc chân tu nhưng lúc mẹ già đau yếu, Hòa thượng vẫn không ngại lời đàm tiếu, hằng ngày đều đến chợ mua cá về nấu cho mẹ.

Chùa được đại trùng tu trong các năm 1894 - 1895, làm thêm tiền đường, nhà khách, nhà hậu, kết thành lối kiến trúc truyền thống chữ khẩu và dựng bia chùa. Năm 1931, chùa được trùng tu, làm lại bằng xi măng cốt thép, xây thêm cổng tam quan hai tầng mái, đào hồ bán nguyệt trước cổng chùa để nuôi cá cảnh, thả sen.

Chùa được đại trùng tu trong các năm 1894 - 1895, làm thêm tiền đường, nhà khách, nhà hậu, kết thành lối kiến trúc truyền thống chữ khẩu và dựng bia chùa. Năm 1931, chùa được trùng tu, làm lại bằng xi măng cốt thép, xây thêm cổng tam quan hai tầng mái, đào hồ bán nguyệt trước cổng chùa để nuôi cá cảnh, thả sen.

Những con đường nhỏ rợp bóng cây, không gian thoáng đãng, sơn thủy hữu tình, mang đến cho du khách cảm giác bình yên khó tả.

Những con đường nhỏ rợp bóng cây, không gian thoáng đãng, sơn thủy hữu tình, mang đến cho du khách cảm giác bình yên khó tả.

Không chỉ là ngôi chùa gắn liền với câu chuyện đạo hiếu cảm động, Tổ đình Từ Hiếu còn nổi bật bởi sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và khung cảnh thiên nhiên thơ mộng khiến du khách như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.

Không chỉ là ngôi chùa gắn liền với câu chuyện đạo hiếu cảm động, Tổ đình Từ Hiếu còn nổi bật bởi sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và khung cảnh thiên nhiên thơ mộng khiến du khách như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.

Tổ đình Từ Hiếu nhuốm màu hoang sơ huyền bí giữa đạo và đời, theo thời gian, nơi đây trở thành một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của mảnh đất cố đô.

Tổ đình Từ Hiếu nhuốm màu hoang sơ huyền bí giữa đạo và đời, theo thời gian, nơi đây trở thành một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của mảnh đất cố đô.

Tổ đình Từ Hiếu cũng là nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh bắt đầu con đường xuất gia tu học và trở về tịnh dưỡng những năm cuối đời.

Tổ đình Từ Hiếu cũng là nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh bắt đầu con đường xuất gia tu học và trở về tịnh dưỡng những năm cuối đời.

Bỏ lại sau lưng những lo âu phiền muộn của cuộc sống phàm tục, người dân cố đô và du khách thường đến nơi đây để tìm sự thanh thản, yên bình nơi cửa thiền.

Bỏ lại sau lưng những lo âu phiền muộn của cuộc sống phàm tục, người dân cố đô và du khách thường đến nơi đây để tìm sự thanh thản, yên bình nơi cửa thiền.

Sắc xanh nơi hồ bán nguyệt lúc dịu mát, có chút lành lạnh khi cơn gió ùa qua…cùng khung cảnh thiên nhiên nên thơ, trầm mặc đưa du khách về miền an lạc chốn thiền môn xứ Huế.

Sắc xanh nơi hồ bán nguyệt lúc dịu mát, có chút lành lạnh khi cơn gió ùa qua…cùng khung cảnh thiên nhiên nên thơ, trầm mặc đưa du khách về miền an lạc chốn thiền môn xứ Huế.

Mời độc giả xem thêm video Địa Tạng Phi Lai Tự, ngôi chùa xanh mát đẹp như chốn thần tiên:

Bình Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/lac-buoc-o-ngoi-co-tu-doc-dao-nhat-co-do-1885237.html