Lãi suất nhích lên, tiền mặt sẽ lại là vua?

Trong điều kiện thị trường đầy biến động và lãi suất đang tăng, việc gửi tiền tiết kiệm vào tài khoản tiền gửi ngắn hạn để đảm bảo cho sự an toàn đồng tiền của bạn có thể xem là ý tưởng hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu tiếp tục đầu tư cùng với quản trị rủi ro tốt có thể mang lại lợi nhuận cao hơn so với gửi tiền tiết kiệm, nhất là trong bối cảnh lạm phát gia tăng và duy trì ở mức cao.

Lạm phát dai dẳng hơn và tăng trưởng thấp hơn: Cặp đôi “hoàn cảnh”

Kinh tế toàn cầu đang có nguy cơ duy trì tình trạng lạm phát cao dai dẳng trong khi đó tăng trưởng kinh tế lại suy yếu. Tình trạng lạm phát đình trệ này có thể gây tổn hại cho các nền kinh tế, dẫn đến tăng trưởng chậm, sản lượng thấp và giảm việc làm. Điều tồi tệ hơn là khi lạm phát tiếp diễn, giá cả hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như thực phẩm và năng lượng sẽ tăng lên. Điều này có nghĩa là khó khăn sẽ chồng chất khó khăn khi mà thu nhập bị ảnh hưởng bởi kinh tế suy thoái, kèm theo việc phải đau đầu đối mặt với chi phí đời sống tăng cao khiến bạn có ít tiền hơn để chi tiêu cho các mặt hàng khác. Do vậy, việc tìm kiếm thu nhập tăng thêm là cần thiết.

Hiện tại, các ngân hàng hiện đang đưa ra lãi suất tiền gửi cao hơn do 2 yếu tố: Các đợt tăng mạnh lãi suất của các ngân hàng trung ương trong 2 năm qua và việc lạm phát gia tăng trên khắp châu Á. Vì vậy, khi gửi tiền tiết kiệm, trên danh nghĩa người dân có thể có được thu nhập lãi cao hơn, tuy nhiên, nhắc đến thu nhập thực tế, chúng ta nên tính đến tác động của lạm phát tăng cao vào dòng tiền của mình, hay còn gọi là lãi suất thực.

Đối với người gửi tiết kiệm, lãi suất thực là lãi suất tiền gửi ngân hàng sau khi trừ đi tỷ lệ lạm phát. Lãi suất thực này chính là phần thu nhập thực tế tăng thêm từ khoản tiền gửi. Với việc giá cả gia tăng do lạm phát thì người gửi tiết kiệm chỉ có thể mua thêm hàng hóa từ phần thu nhập tăng thêm thực tế, và sức mua tăng thêm của người gửi tiết kiệm là đến từ phần thu nhập thực này.

Vậy tại sao sức mua lại quan trọng? Tại một số quốc gia và khu vực trên khắp châu Á, lãi suất thực tế hiện cực kỳ thấp, thậm chí âm trong một số trường hợp. Khi lãi suất thực âm hoặc nói theo cách khác là đồng tiền của bạn tăng trưởng âm, đồng nghĩa với việc sức mua của đồng tiền bạn đang nắm giữ sẽ giảm xuống theo thời gian. Thêm vào đó, việc giữ quá nhiều tiền mặt trong thời gian dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu tiết kiệm của bạn.

Theo thời gian, lạm phát chính là tác nhân làm xói mòn sức mua của đồng tiền mà bạn nắm giữ. Cho nên, việc thực hiện các bước cần thiết nhằm bảo vệ tài sản và gia tăng khả năng sinh lời cho danh mục đầu tư của mình là hết sức cần thiết. Bạn hoàn toàn có thể xem xét tái cấu trúc danh mục tài sản của mình và chuyển một phần tiền nhàn rỗi trong tài khoản tiết kiệm ngân hàng sang các khoản đầu tư khác có thu nhập cao hơn và khả năng sinh lời tốt hơn nhưng không quá rủi ro.

Đầu tư vào quỹ mở là một ví dụ. Đối với các quỹ mở do Manulife Investment Management Việt Nam quản lý, mức sinh lời thực tế khá khả quan: Quỹ Đầu tư cổ phiếu Manulife tăng trưởng gần 18% trong 6 tháng đầu năm 2024 và 50% trong 5 năm qua; Quỹ Đầu tư cân bằng Manulife tăng trưởng lần lượt 11% trong 6 tháng đầu năm 2024 và 57% trong 5 năm qua; Quỹ Đầu tư năng động Manulife vừa được thành lập vào tháng 1/2024 cũng đạt được mức tăng trưởng 7% đến cuối tháng 6/2024.

Đầu tư để có cơ hội đạt được lợi nhuận cao hơn lạm phát

Thực tế thị trường cho thấy, về lâu dài, cổ phiếu và trái phiếu có tiềm năng mang lại lợi nhuận tốt hơn tiền mặt và có khả năng tăng cao hơn mức lạm phát. Mặc dù tỷ suất lợi nhuận của các loại tài sản thay đổi theo từng năm và không ổn định như tiền gửi, tuy nhiên trong dài hạn, tỷ suất lợi nhuận gộp từ đầu tư cổ phiếu và trái phiếu đã tăng cao hơn mức lạm phát và mức lãi suất danh nghĩa ngân hàng hiện nay.

Lãi suất thực (tính trên đồng nội tệ) ở châu Á

(Nguồn: Bloomberg và các ngân hàng tại các nước trong khu vực - tính đến ngày 20 tháng 5 năm 2024.)

Ví dụ, trong 15 năm qua (2009 - 2023), tốc độ tăng trưởng kép (CARG) danh nghĩa của cổ phiếu và trái phiếu châu Á lần lượt là 8,10% và 4,51%.

Một giải pháp nữa nhằm hạn chế hưởng tiêu cực của các biến động thị trường, là nhà đầu tư có thể đa dạng hóa mức độ rủi ro của mình bằng phương pháp trung bình chi phí đầu tư, tức là phương pháp đầu tư đều đặn và định kỳ theo thời gian bất chấp mọi giai đoạn dù lên hay xuống của thị trường. Điều này giúp nhà đầu tư có thể bình quân hóa được giá mua và đạt được hiệu quả đầu tư tốt hơn trong dài hạn

Lượng tiền mặt nắm giữ vẫn cao ở châu Á

Việc thường xuyên đánh giá các khoản đầu tư bạn đang nắm giữ tại các giai đoạn và tương ứng với các mục tiêu tài chính trong tương lai cùng với một chuyên gia tư vấn tài chính chuyên nghiệp là cần thiết. Các chuyên gia có thể cùng bạn xem xét phân bổ danh mục đầu tư hợp lý và giúp bạn tránh tình trạng nắm giữ lượng tiền mặt nhiều hơn mức tối ưu.

Trong một cuộc khảo sát tại các thị trường quan trọng tại châu Á thực hiện bởi Manulife Investment Management cho thấy, tiền mặt và tiền gửi chiếm tỷ trọng khoảng 40% trong danh mục tài sản của nhà đầu tư cá nhân; trong khi đó các lựa chọn đầu tư khác có thể mang lại lợi nhuận thực tế cao hơn trong mức độ rủi ro có thể chấp nhận được. Quan trọng là, bạn phân bổ tài sản đa dạng vào các kênh đầu tư và có một tầm nhìn dài hạn.

Ngọc Anh / Theo Manulife Investment Management

Nguồn ĐTCK: https://tinnhanhchungkhoan.vn/lai-suat-nhich-len-tien-mat-se-lai-la-vua-post349516.html