Lâm Đồng đề xuất đầu tư 19.740 tỷ đồng xây cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc
Dự án đường bộ cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) - Bảo Lộc (Lâm Đồng) dài 67 km là một trong những phân đoạn quan trọng của tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương.
Một đoạn đèo Bảo Lộc trên Quốc lộ 20.
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có tờ trình số 1151/TTr – UBND đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) – Bảo Lộc (Lâm Đồng) theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT.
Được biết, đơn vị đề xuất Dự án này là Liên danh nhà đầu tư gồm Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả - Công ty cổ phần Tập đoàn Hưng Thịnh - Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Miền Trung.
Theo đề xuất của UBND tỉnh Lâm Đồng, Dự án có điểm đầu dự án tại Km59+594 (lý trình Dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú), giao với Quốc lộ 20 tại Km 69+400, trên địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai; điểm cuối Dự án tại Km126+360, giao với đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 67 km.
Dự án có quy mô nền đường rộng 22m với 4 làn xe ô tô, 2 làn dừng xe khẩn cấp, dải an toàn, dải phân cách, dải trồng cỏ. Các công trình khác có quy mô phù hợp với quy mô nền đường, tốc độ thiết kế 80 km/h.
Theo đề xuất của UBND tỉnh Lâm Đồng, Dự án có điểm đầu dự án tại Km59+594 (lý trình Dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú), giao với Quốc lộ 20 tại Km69+400, trên địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai; điểm cuối Dự án tại Km126+360, giao với đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 67km.
- Quy mô nền đường rộng 22m với 4 làn xe ô tô, 2 làn dừng xe khẩn cấp, dải an toàn, dải phân cách, dải trồng cỏ. Các công trình khác có quy mô phù hợp với quy mô nền đường, tốc độ thiết kế Vtk = 80 km/h.
4. Địa điểm thực hiện dự án: | Dự án đi qua tỉnh Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng với tổng chiều dài tuyến khoảng 67km; trong đó: đi qua tỉnh Đồng Nai (huyện Tân Phú) khoảng 11km, đi qua tỉnh Lâm Đồng (các huyện: Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc) khoảng 56km.
Do dự án có tổng mức đầu tư rất lớn khi đầu tư hoàn thiện theo quy mô nền đường 22m trong khi theo tính toán nhu cầu giao thông thì đến sau năm 2045 mới cần quy mô này. Chính vì vậy, sau khi cân đối giữa nhu cầu giao thông của Dự án trong giai đoạn năm 2025 – 2045 và khả năng thu xếp vốn đầu tư Dự án để xác định phương án đầu tư hiệu quả nhất là phân kỳ đầu tư Dự án theo hai giai đoạn.
Cụ thể, trong giai đoạn 1, Dự án sẽ đầu tư trong năm 2021 - 2025 với nền đường rộng 17 m, mặt đường rộng 14m với 4 làn xe ô tô. Đối với các đoạn có điều kiện khó khăn, có thể nghiên cứu đầu tư nền đường rộng 13,5m, mặt đường rộng 7m với 2 làn xe ô tô, dải phân cách mềm rộng 0,5m, làn dừng xe khẩn cấp rộng 5m, lề đất rộng 1 m.
Trong giai đoạn 2, Dự án sẽ tập trung đầu tư hoàn chỉnh theo quy mô nền đường rộng 22m sau năm 2045 hoặc thời điểm phù hợp với nhu cầu giao thông và khả năng thu xếp vốn. Kết cấu công trình đầu tư trong giai đoạn 1 phải đảm bảo phù hợp với việc mở rộng ở giai đoạn 2 trên nguyên tắc tiết kiệm tối đa vốn đầu tư và đảm bảo giao thông trên tuyến an toàn, thông suốt liên tục.
Tính toán sơ bộ cho thấy, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của Dự án khoảng 19.470 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Nhà nước khoảng 9.151 tỷ đồng, chiếm khoảng 47% tổng mức đầu tư sơ bộ giai đoạn 1 của Dự án; trong đó: vốn ngân sách Trung ương chiếm 50% và ngân sách tỉnh Lâm Đồng chiếm 50%. Vốn do Nhà đầu tư huy động khoảng 10.319 tỷ đồng, chiếm khoảng 53% tổng mức đầu tư sơ bộ giai đoạn 1 của Dự án; trong đó: vốn chủ sở hữu tối thiểu khoảng 1.548 tỷ đồng và vốn huy động từ các nguồn hợp pháp khác khoảng 8.771 tỷ đồng.
Để hoàn vốn, nhà đầu tư được thu phí hoàn vốn với mức thu đảm bảo không vượt khung giá quy định tại Thông tư số 35/2016/TT-BGTVT ngày 15/11/2016 của Bộ Giao thông vận tải quy định mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh. Giá vé cho năm cơ sở là 2.000 đồng/km/phương tiện quy đổi, tăng giá vé 3 năm một lần, mỗi lần tăng 15%, trong thời gian khoảng 20 năm (từ năm 2025 đến năm 2012).
Dự án dự kiến áp dụng cơ chế chia sẻ phần tăng doanh thu theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công từ năm 2020.
Dự án khi hoàn thành sẽ từng bước hoàn thành hệ thống đường bộ cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng của các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên.
Tuyến cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc còn góp phần kết nối hệ thống giao thông khu vực các tỉnh: Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Thuận, kết nối Quốc lộ 20, Quốc lộ 55, đường tỉnh ĐT.725 với tuyến cao tốc; qua đó, thu hút đầu tư, giảm tải cho Quốc lộ 20, giải quyết điểm đen về giao thông tại khu vực đèo Bảo Lộc và góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) và các huyện: Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Duyên hải Nam Trung bộ nói chung.