Lâm Đồng mong muốn trở thành hình mẫu trong ứng dụng khoa học để cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét

Đó là đề xuất của đồng chí Trần Hồng Thái - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng tại Hội nghị trực tuyến về triển khai Đề án cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét; xây dựng bản đồ sạt trượt và giải pháp phòng, chống, xử lý sạt trượt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng diễn ra vào sáng nay (10/9), tại Đà Lạt với sự tham dự của các chuyên gia, nhà khoa học trung ương và lãnh đạo các sở, ngành địa phương.

Đồng chí Trần Hồng Thái - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng phát biểu tại hội nghị

Đồng chí Trần Hồng Thái - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng phát biểu tại hội nghị

Hội nghị có sự tham dự của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S; Tiến sĩ Lê Quốc Hùng - Phó Cục trưởng Cục Địa chất, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Tiến sĩ Trần Quốc Cường - Vụ trưởng Vụ Khoa học xã hội - Nhân văn và Tự nhiên, Bộ Khoa học và Công nghệ; đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Các đại biểu Trung ương dự hội nghị

Các đại biểu Trung ương dự hội nghị

Hội nghị cũng được kết nối với điểm cầu của Tổng Cục Khí tượng Thủy văn; Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam tại Hà Nội và đầu cầu UBND các huyện, thành phố trên toàn tỉnh.

Tại hội nghị, Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Xây dựng và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo về tình hình sạt lở đất, lũ quét trên địa bàn tỉnh thời gian qua và tình hình triển khai Đề án phòng chống sạt lở đất trên địa bàn tỉnh thời gian qua; các địa phương như Bảo Lộc, Đà Lạt, Lâm Hà, Đam Rông cũng báo cáo tình hình thực tế tại địa phương về các vấn đề liên quan và kiến nghị một số nội dung mang tính đặc thù của địa phương.

Lãnh đạo Sở Tài Nguyên và Môi trường Lâm Đồng báo cáo cho biết, trong những năm gần đây, hiện tượng sụt lún đất, trượt đất do tai biến địa chất thường xuyên xảy ra trên địa bàn.

Lãnh đạo Sở Tài Nguyên và Môi trường Lâm Đồng báo cáo cho biết, trong những năm gần đây, hiện tượng sụt lún đất, trượt đất do tai biến địa chất thường xuyên xảy ra trên địa bàn.

Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, Lâm Đồng có địa hình cao nguyên tương đối phức tạp, trong những năm gần đây, hiện tượng sụt lún đất, trượt đất do tai biến địa chất thường xuyên xảy ra tại TP Đà Lạt, Bảo Lộc và 2 huyện Lâm Hà, Di Linh.

Sở Tài nguyên và Môi trường cũng cho biết, vào mùa mưa, tình trạng sạt lở đất thường xảy ra nhất là các tuyến đường đèo đoạn qua vùng đồi núi có độ dốc lớn và ở các bờ sông suối trong tỉnh. Ở các đô thị như thị trấn Dran (huyện Đơn Dương), TP Đà Lạt, sạt lở đất cũng thường xuyên xảy ra. Đặc biệt, sạt lở đất do tai biến địa chất xảy ra nghiêm trọng ở thị trấn Di Linh và các xã Đinh Lạc, Tân Nghĩa, Gia Hiệp (huyện Di Linh), xã Đông Thanh (huyện Lâm Hà), đèo Bảo Lộc (TP Bảo Lộc), xã Đạ K’Nàng (huyện Đam Rông).

Qua rà soát mới nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường, toàn tỉnh hiện có 510 vị trí có nguy cơ sạt lở, lũ quét, ngập lụt trong đó có 396 vị trí sạt lở và nguy cơ sạt lở, 101 vị trí ngập úng và lũ quét, 3 vị trí sụt lún.

Đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng báo cáo thực trạng xây dựng trên địa bàn tỉnh và những vấn đề về sạt lở mà ngành xây dựng đang phải đối mặt.

Đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng báo cáo thực trạng xây dựng trên địa bàn tỉnh và những vấn đề về sạt lở mà ngành xây dựng đang phải đối mặt.

Thời gian qua Lâm Đồng đã triển kế hoạch thực hiện Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nhằm triển khai Quyết định số 1262/QĐ-TTg ngày 27/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam. Theo đó, đã tổ chức Hội thảo đánh giá thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng chống sạt trượt, ngập lụt; rà soát các công trình tiềm ẩn nguy cơ sạt lở; rà soát các đồ án quy hoạch để đảm bảo hạn chế tối đa sạt trượt, ngập lụt; xây dựng hệ thống quan trắc, dự báo, cảnh báo sớm sạt lở, ngập lụt. Từ đó, tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND tỉnh chấp thuận chủ trương xây dựng nội dung, khối lượng và dự toán nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá, khảo sát bổ sung cơ sở dữ liệu về thiên tai sạt lở đất, lũ quét lập bản đồ phân vùng nguy cơ, bản đồ phân vùng rủi ro sạt lở đất, lũ quét.

Tiến sĩ Lê Quốc Hùng trao đổi tại Hội nghị

Tiến sĩ Lê Quốc Hùng trao đổi tại Hội nghị

Các địa phương, đặc biệt Bảo Lộc, Đà Lạt, Lâm Hà, Đam Rông cũng bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề phòng chống thiên tai, đặc biệt là việc cảnh báo sớm sạt trượt đất, lũ quyét và đã nêu một số yếu tố đặc thù và báo cáo tình hình sạt lở đất ở địa phương đề xuất quan tâm, khảo sát triển khai trên địa bàn.

Hội nghị không đi vào phân tích tại sao xảy ra sạt trượt đất và các nguyên nhân bởi những nguyên nhân gây sạt trượt cũng đã được các chuyên gia, ban ngành chỉ ra rất rõ và cụ thể trong thời gian qua.

Vì vậy, tại hội nghị, các chuyên gia và các nhà quản lý chuyên ngành của tỉnh đã dành phần lớn thời gian tập trung vào chia sẻ, trao đổi những vấn đề mang tính thực tiễn và các phương án để triển khai các biện pháp cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét; xây dựng bản đồ sạt trượt và giải pháp phòng, chống, xử lý sạt trượt trên địa bàn tỉnh.

Các chuyên gia cũng dành thời gian thảo luận, đề xuất giải pháp xử lý các vấn đề đang xảy ra tại dự án Hồ chứa nước Đông Thanh, huyện Lâm Hà.

Các chuyên gia Trung ương dự hội nghị

Các chuyên gia Trung ương dự hội nghị

Các chuyên gia cũng dành thời gian thảo luận, đề xuất giải pháp xử lý các vấn đề đang xảy ra tại dự án Hồ chứa nước Đông Thanh, huyện Lâm Hà

Các chuyên gia cũng dành thời gian thảo luận, đề xuất giải pháp xử lý các vấn đề đang xảy ra tại dự án Hồ chứa nước Đông Thanh, huyện Lâm Hà

Lãnh đạo Tổng Cục Khí tượng Thủy văn và Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam cũng trình bày một số ý kiến xoay quanh đề xuất, kiến nghị của tỉnh Lâm Đồng về việc Lâm Đồng cần làm gì cụ thể để tỉnh Lâm Đồng làm tốt công tác phòng chống thiên tai, cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét, xây dựng bản đồ sạt trượt và các giải pháp phòng chống, xử lý. Đại diện các nhà quản lý, chuyên gia của Trung ương cũng đồng thời bày tỏ sẵn sàng phối hợp và hỗ trợ với tỉnh Lâm Đồng để khảo sát thực tế, sớm xây dựng các kế hoạch khoa học, hiệu quả để phòng tránh thiên tai hiệu quả, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S kiến nghị cần thành lập Ban chỉ đạo, Ban điều phối về vấn đề hội thảo đưa ra để có thể chỉ đạo thực hiện các giải pháp hiệu quả

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S kiến nghị cần thành lập Ban chỉ đạo, Ban điều phối về vấn đề hội thảo đưa ra để có thể chỉ đạo thực hiện các giải pháp hiệu quả

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S cũng lưu ý một số vấn đề về sạt lở trên địa bàn tỉnh, trong đó đề cập đến tỷ lệ đô thị hóa đang tăng nhanh, thảm thực vật suy giảm, tỷ lệ che phủ rừng giảm… và chỉ ra một số vùng, khu vực đang có nguy cơ sạt lở cao trên địa bàn mà các địa phương cần chú ý. Ông Phạm S cũng kiến nghị cần thành lập Ban chỉ đạo, Ban điều phối về vấn đề hội thảo đưa ra để có thể chỉ đạo thực hiện các giải pháp hiệu quả.

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào công tác phòng chống thiên tai. Ông cũng nhận định, hiện tỉnh đang thiếu các chuyên gia, các nhà khoa học chuyên về lĩnh vực này; mặc dù vậy thì qua những sự cố xảy ra trên địa bàn tỉnh thời gian qua, tỉnh cũng đã có những nỗ lực để khắc phục và bước đầu đã triển khai thực hiện cơ bản hiệu quả như đã thống kê các điểm có nguy cơ sạt lở, triển khai các biện pháp ứng phó.

Ông bày tỏ mong muốn Lâm Đồng với sự hỗ trợ của các chuyên gia, nhà khoa học sẽ trở thành một hình mẫu trong ứng dụng khoa học - công nghệ một cách hiệu quả vào việc cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét; xây dựng bản đồ sạt trượt và giải pháp phòng, chống, xử lý sạt trượt; từ đó làm tốt công tác phòng chống thiên tai, hướng đến phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, nhiệm vụ quy hoạch; hướng đến một tỉnh Lâm Đồng phát triển bền vững, xanh và tự nhiên.

Quang cảnh hội nghị tại đầu cầu UBND tỉnh

Quang cảnh hội nghị tại đầu cầu UBND tỉnh

Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hồng Thái cũng nhấn mạnh và yêu cầu các sở ngành, địa phương cần quan tâm đúng mức hơn đến công tác phòng chống thiên tai.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng đồng tình với đề xuất của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S về việc cần thiết thành lập Ban chỉ đạo, Ban điều phối để tham gia chỉ đạo thực hiện vấn đề cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét và xây dựng bản đồ sạt trượt và giải pháp phòng, chống, xử lý sạt trượt trên địa bàn tỉnh.

Ông cũng chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường sớm triển khai và đi vào cụ thể, chi tiết đề án phòng chống thiên tai và nhấn mạnh: “Cần đi vào cụ thể, những dự án nào mang tính “du kích”, nhỏ lẻ thì tạm thời dừng lại”, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hồng Thái phát biểu kết luận hội nghị

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hồng Thái phát biểu kết luận hội nghị

Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng danh sách các chuyên gia làm đầu mối để tham mưu cho tỉnh triển khai công tác phống chống thiên tai, sạt lở đất, lũ quét; đồng thời cũng yêu cầu Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Lâm Đồng chủ động liên hệ với Tổng Cục Khí tượng Thủy văn để sớm tiếp nhận chuyển giao bản đồ cảnh báo sạt trượt đất để đưa vào ứng dụng trên địa bàn tỉnh ngay trong năm 2024.

Ông cũng yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh rà soát các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh để triển khai tốt công tác quản lý và phòng chống thiên tai.

Để giải quyết một số vấn đề mang tính hiện trạng hiện nay ở tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị các chuyên gia của Trung ương hỗ trợ tỉnh xây dựng cẩm nang thích ứng với lũ quét, tình trạng sạt lở đất.

NGUYỄN NGHĨA

Nguồn Lâm Đồng: https://baolamdong.vn/xa-hoi/202409/lam-dongmong-muontro-thanhhinh-mau-trongung-dung-khoa-hoc-de-canh-bao-somsat-lo-dat-lu-quet-54f1644/