Làm sao để không 'đốt' tiền khi khởi nghiệp?

Ông Nguyễn Việt Đức, Tổng giám đốc Innovation Capital Management và Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hỗ trợ Khởi nghiệp Saigon Times (thuộc Saigon Times Club), đã có những chia sẻ với Sài Gòn Tiếp thị về các kinh nghiệm dành cho những nhà khởi nghiệp (start-up), đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử và fintech.Khởi nghiệp trong lĩnh vực TMĐT hay bất cứ lĩnh vực nào khác, điều đầu tiên là cần xác định được một mô hình kinh doanh giải quyết các vấn đề cụ thể của xã hội, với phương pháp luận khởi nghiệp rõ ràng và chuyên nghiệp từ lúc có ý tưởng. Không khởi nghiệp theo thói quen, theo sự quan sát chủ quan và thiếu căn cứ nghiên cứu thị trường.Ông Nguyễn Việt Đức, Tổng giám đốc ICM– Sài Gòn Tiếp thị: Thưa ông Nguyễn Việt Đức, ông có nhận xét gì về xu hướng các start-up hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, kinh doanh trực tuyến hay fintech?– Ông Nguyễn Việt Đức: Nhìn vào hành trình của các start-up trong khoảng hai đến năm năm trở lại đây, chúng ta nhận thấy một xu hướng rõ nét trong việc tăng trưởng về số lượng và chất lượng các dự án trong lĩnh vực công nghệ, kinh doanh trực tuyến hay fintech. Chắc chắn, việc ngang bằng hóa cơ hội tiếp cận và dịch chuyển công nghệ từ các nước tiên tiến là một trong những nguyên nhân chính truyền cảm hứng khởi nghiệp cho các founder (nhà sáng lập) trong lĩnh vực này.Có một bằng chứng thú vị từ chính các Quỹ đầu tư do ICM quản lý. Khi ra đời, chúng tôi mong muốn dựa vào lợi thế cạnh tranh của Việt Nam để đầu tư vào 70% các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ nông nghiệp và 30% vào lĩnh vực công nghệ, nhưng thực tế hiện nay ngược lại.Mặc dù có sự gia tăng nhanh về số lượng, chất lượng nhưng các dự án còn nhiều điều đáng để bàn. Hầu hết các dự án gọi vốn tại Quỹ ICM chưa đáp ứng những yêu cầu từ phía nhà đầu tư, trong đó điểm trọng yếu là tính mới về mô hình kinh doanh. Các dự án fintech còn ít và do không có các mentor (người hướng dẫn) có kinh nghiệm, thường loay hoay trong việc tìm ra một hướng đi bền vững, hợp pháp và có k

(SGTT) – Ông Nguyễn Việt Đức, Tổng giám đốc Innovation Capital Management và Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hỗ trợ Khởi nghiệp Saigon Times (thuộc Saigon Times Club), đã có những chia sẻ với Sài Gòn Tiếp thị về các kinh nghiệm dành cho những nhà khởi nghiệp (start-up), đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử và fintech.

Khởi nghiệp trong lĩnh vực TMĐT hay bất cứ lĩnh vực nào khác, điều đầu tiên là cần xác định được một mô hình kinh doanh giải quyết các vấn đề cụ thể của xã hội, với phương pháp luận khởi nghiệp rõ ràng và chuyên nghiệp từ lúc có ý tưởng. Không khởi nghiệp theo thói quen, theo sự quan sát chủ quan và thiếu căn cứ nghiên cứu thị trường.

Ông Nguyễn Việt Đức, Tổng giám đốc ICM

– Sài Gòn Tiếp thị: Thưa ông Nguyễn Việt Đức, ông có nhận xét gì về xu hướng các start-up hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, kinh doanh trực tuyến hay fintech?
Ông Nguyễn Việt Đức: Nhìn vào hành trình của các start-up trong khoảng hai đến năm năm trở lại đây, chúng ta nhận thấy một xu hướng rõ nét trong việc tăng trưởng về số lượng và chất lượng các dự án trong lĩnh vực công nghệ, kinh doanh trực tuyến hay fintech. Chắc chắn, việc ngang bằng hóa cơ hội tiếp cận và dịch chuyển công nghệ từ các nước tiên tiến là một trong những nguyên nhân chính truyền cảm hứng khởi nghiệp cho các founder (nhà sáng lập) trong lĩnh vực này.

Có một bằng chứng thú vị từ chính các Quỹ đầu tư do ICM quản lý. Khi ra đời, chúng tôi mong muốn dựa vào lợi thế cạnh tranh của Việt Nam để đầu tư vào 70% các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ nông nghiệp và 30% vào lĩnh vực công nghệ, nhưng thực tế hiện nay ngược lại.

Mặc dù có sự gia tăng nhanh về số lượng, chất lượng nhưng các dự án còn nhiều điều đáng để bàn. Hầu hết các dự án gọi vốn tại Quỹ ICM chưa đáp ứng những yêu cầu từ phía nhà đầu tư, trong đó điểm trọng yếu là tính mới về mô hình kinh doanh. Các dự án fintech còn ít và do không có các mentor (người hướng dẫn) có kinh nghiệm, thường loay hoay trong việc tìm ra một hướng đi bền vững, hợp pháp và có khả năng quản trị rủi ro tốt.

Không thể không kể tới một yếu tố đặc thù của ngành này, đó là cần nhiều vốn để kiểm định mô hình. Đây là một trong những rào cản trong việc xây dựng sản phẩm mẫu, cũng như một trong những rào cản lớn trong việc tìm được nhà đầu tư phù hợp có kinh nghiệm và tài chính để đi cùng dự án từ những giai đoạn non trẻ.

– Ông có thể nói thêm về những ưu điểm và khuyết điểm của những start-up trong lĩnh vực này là gì?
– Ưu điểm của các dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực này đó là đi tới sản phẩm mẫu (Minimum Viable Product – MVP) đơn giản và không mất nhiều chi phí, do chủ yếu là kiến thức, kinh nghiệm và công nghệ. Điều này cũng giảm đi rủi ro cho giai đoạn sớm.
Nhược điểm là rất thách thức để chứng minh một MVP thành công, trong đó bao gồm những thách thức về vốn tài chính, thời gian tạo dòng tiền lõi (organic flow). Và thách thức lớn nhất là tìm được một mentor hoặc một nhà đầu tư thiên thần phù hợp, hiểu ngành với tâm thế xây dựng cộng đồng.

– Với kinh nghiệm của mình, theo ông, làm sao để giải quyết những thách thức này?
– Lợi thế là một nhà đầu tư và công ty quản lý quỹ đầu tư giúp tôi liên tục đón nhận những ý tưởng và mô hình mới nhất, cũng như có cái nhìn rộng và khách quan về tính mới, khả năng cạnh tranh và khả năng thành công của mô hình.

Với thách thức về chất lượng dự án, tôi thường đóng vai trò nhà đầu tư và giám khảo, vừa đóng vai trò mentor vừa là người hỗ trợ để giúp các dự án tìm kiếm ra mô hình phù hợp ngay từ lúc mới đầu, tránh đi vào những lĩnh vực không đúng thời điểm, không đúng năng lực và không có lợi thế cạnh tranh. Với lĩnh vực fintech, nơi tôi có lợi thế về quản trị rủi ro và chiến lược sản phẩm, tôi sẵn sàng đi cùng dự án từ những ngày đầu để xác định được mô hình kinh doanh phù hợp.

Với các thách thức về vốn, ICM vẫn đang nỗ lực để tìm kiếm các đối tác phù hợp, xây dựng quỹ chuyên ngành cho các khu vực về công nghệ, fintech, cùng với các sản phẩm tương thích với “khẩu vị” đầu tư của nhà đầu tư trong và ngoài nước, cũng như phối hợp với các đối tác trong việc đưa ra các nguồn lực ươm tạo và tăng tốc phù hợp nhằm tránh gánh nặng về vốn bằng tài chính cho các dự án.

– Từ những chia sẻ được nêu trên, đâu là những điểm cần lưu ý khi khởi nghiệp trong lĩnh vực này?
– Thứ nhất, dù là khởi nghiệp trong lĩnh vực này hay bất cứ lĩnh vực nào khác, điều đầu tiên là cần xác định được một mô hình kinh doanh giải quyết các vấn đề cụ thể của xã hội, với phương pháp luận khởi nghiệp rõ ràng và chuyên nghiệp từ lúc có ý tưởng. Không khởi nghiệp theo thói quen, theo sự quan sát chủ quan và thiếu căn cứ nghiên cứu thị trường.

Thứ hai, không như một số lĩnh vực, lĩnh vực công nghệ, kinh doanh trực tuyến, fintech đòi hỏi sự phối hợp đa dạng của nhiều chuyên môn và kinh nghiệm. Vì vậy, lưu ý của tôi là không nên bắt tay dựng mô hình, sản phẩm mẫu hay thực thi khi chưa tìm ra được các mảnh ghép founder tương thích để phát triển ý tưởng từ đầu.

– Ông có góp ý gì để những start-up này hoạt động hữu hiệu, nhất là sau khi đã có được tư vấn chuyên môn và tiền từ quỹ đầu tư hoặc các shark?
– Thứ nhất, hãy tập trung vào những “nỗi đau” mà mô hình kinh doanh đã phát hiện, không “đốt” tiền vào những thứ phụ, không có hiệu quả. Đây không phải là một việc đơn giản.

Thứ hai, nhanh chóng đưa ra MVP, đóng gói sản phẩm và không cầu toàn trong việc thiết kế sản phẩm mẫu. Hãy để khách hàng góp ý cho chính mô hình của bạn. Việc không thể đưa ra MVP theo dự kiến đối mặt với rủi ro bị thay thế bởi ý tưởng khác tốt hơn ngay cả khi chưa ai biết bạn làm gì sẽ là một thất bại và đánh mạnh vào tâm thái khởi nghiệp.

Thứ ba, liên tục lấy ý kiến tham vấn của mentor và nhà đầu tư thiên thần, người chắc chắn hiểu biết hơn bạn về sản phẩm và trải nghiệm về thị trường tương ứng.A
Cảm ơn ông!

Nhân Tâm thực hiện

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://www.sgtiepthi.vn/lam-sao-de-khong-dot-tien-khi-khoi-nghiep/