Làm sao để từ bỏ mối quan hệ độc hại dù vẫn còn yêu?
Một mối quan hệ độc hại chỉ khiến cho 2 bên tổn thương lẫn nhau. Thế nhưng, không ít người sống trong mối quan hệ độc hại đó lại khó từ bỏ vì vẫn còn yêu. Đây là cách để từ bỏ mối quan hệ độc hại dù vẫn còn yêu.
Trong tình yêu hay cuộc sống hôn nhân, đôi khi những mối quan hệ độc hại sẽ khiến cho cả hai rơi vào bi kịch. Họ tổn thương lẫn nhau, bạo lực, thậm chí làm ảnh hưởng tính mạng cho nửa kia của mình.
Nếu bạn thường xuyên tự hỏi bản thân "mình có đang ở trong một mối quan hệ độc hại không", có thể bạn đã quan sát thấy một số dấu hiệu của một mối quan hệ tồi tệ. Mối quan hệ của bạn sẽ trở nên độc hại nếu đối tác của bạn nói dối, lừa dối, làm nhục bạn, hạ giá bạn, coi thường bạn, phụ thuộc quá mức vào bạn, lợi dụng bạn vì tiền hoặc các nguồn lực khác, lạm dụng tình cảm hoặc thể chất hoặc gây tổn hại về tinh thần, tình cảm và thể chất cho bạn.
Nếu đối tác của bạn khiến bạn đau đớn về tinh thần, tình cảm hoặc thể chất và bản thân không chịu trách nhiệm, có lẽ, bạn cần phải chấm dứt mối quan hệ. Nhiều người dù nhận thấy mối quan hệ độc hại, muốn từ bỏ mối quan hệ đó nhưng lại không thể làm được vì vẫn còn yêu.
Chuyên gia tâm lý Lê Thị Túy cho rằng, để rời bỏ mối quan hệ độc hại dù vẫn còn yêu, bạn nên làm:
1. Đừng phủ nhận mình đang sống trong một mối quan hệ độc hại
Chấp nhận bạn đang ở trong một mối quan hệ với một người độc hại luôn là lựa chọn tốt nhất. Chấp nhận sự thật rằng bạn sẽ không bao giờ có thể hòa hợp với họ. Chấp nhận không có nghĩa là bạn đau khổ hoặc tình hình sẽ không bao giờ tốt hơn. Việc này để giúp bạn xác định rõ việc mình cần làm.
2. Nhắc nhở bản thân về giá trị của mình
Khi yêu và lấy một người, thường mọi người có suy nghĩ người đó là mãi mãi. Họ luôn tin là khi rời bỏ nửa kia đi sẽ khó tìm được ai tốt hơn và với niềm tin đó dẫn tới nỗi sợ không tên. Điều này sẽ khiến bạn mắc kẹt dù muốn rời bỏ mối quan hệ độc hại.
Bạn cần nhắc nhở bản thân về giá trị của mình. Hãy suy nghĩ tích cực là mình "xứng đáng có những điều tốt đẹp hơn" làm kim chỉ nam. Bạn đã cố gắng hết sức để mối quan hệ của mình được thành công, nhưng tình yêu của đối phương chưa đủ để bạn sống một mối tình lành mạnh.
3. Nhất quán về quyết định
Việc phải rời bỏ một cuộc sống mà bạn đã quen thuộc và ngay cả khi bạn biết mối quan hệ không còn an toàn vẫn rất khó khăn vì phải từ bỏ một phiên bản của chính mình đã cất công xây dựng. Có thể sẽ có những lúc bạn muốn quay lại với nửa kia tồi tệ ấy nhưng hãy nhất quán với quyết định của mình. Bạn cần nghĩ đến việc mình đã làm đủ mọi thứ để cứu lấy mối quan hệ nhưng không hiệu quả, vậy thì đừng mong đợi những điều kỳ diệu sau khi chia tay.
4. Cắt đứt liên hệ
Để có thể rời bỏ được một mối quan hệ độc hại cần thiết phải cắt đứt mọi liên lạc với nửa kia sau khi đã chia tay. Hãy xóa kết bạn, chặn họ trên điện thoại và tìm cách tránh gặp họ trực tiếp. Hành động này như cách nói cho đối phương rằng bạn không muốn liên quan đến nữa.
Ngay cả với người chồng cũ hãy ngừng giao tiếp ngoại, trừ tin nhắn cần thiết. Điều này phức tạp hơn nếu trẻ em tham gia, nhưng nói chung càng ít nói càng tốt. Việc giữ liên lạc với người cũ khiến cho ký ức về mối quan hệ trở nên tươi mới trong tâm trí bạn. Thay vì vùi đầu vào quá khứ hãy giữ bản thân có động lực, tập trung vào tương lai.
5. Cho mình những cơ hội mới
Đừng đóng khung suy nghĩ mình từ bỏ mối quan hệ độc hại này sẽ không tìm được người tốt hơn. Đặc biệt khó khăn nếu bạn phụ thuộc tài chính vào người yêu cũ, nhưng đừng vì thế mà tuyệt vọng. Ngoài kia còn rất nhiều người hợp, có cùng mức độ nhận thức với bạn nên hãy cởi mở cho mình một cơ hội mới để hạnh phúc.
6. Nhận trợ giúp nếu cần
Học cách rời bỏ một mối quan hệ độc hại là một chuyện, nhưng làm sao vượt qua nó lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Bạn hãy tâm sự với những người bạn tin tưởng. Tranh thủ họ giúp bạn, cho dù đó là chỗ ở hay giúp bạn di chuyển tài sản vật chất của mình khi thời gian, tiền bạc, hoặc bất cứ điều gì khác mà bạn có thể cần giúp đỡ. Bạn có thể làm điều đó một mình, nhưng sẽ dễ dàng hơn khi bạn có mọi người giúp đỡ bạn.
Ngoài ra có thể nhờ đến chuyên gia, nếu cần giúp đỡ về mặt tinh thần, bạn hãy tìm một nhà trị liệu hoặc tham gia một nhóm hỗ trợ. Các chuyên gia được đào tạo có thể giúp bạn đi đúng hướng, nâng cao tinh thần cũng như hành động của bạn.