Lần đầu tiên ghép thành công bàng quang cho người
Các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA (thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ) đã thực hiện thành công ca ghép bàng quang cho người đầu tiên trên thế giới.

Bệnh nhân Oscar Larrainzar. Ảnh: dailymail.co.uk
Thành tựu này không chỉ đánh dấu bước tiến vượt bậc của y họchiện đại mà còn mở ra hy vọng sống mới cho hàng triệu bệnh nhân mắc các rối loạnnghiêm trọng về bàng quang.
Người trải qua ca ghép lịch sử này là ông Oscar Larrainzar,41 tuổi - một người cha có 4 con. Nhiều năm trước, ông Oscar Larrainzar đã phảicắt bỏ phần lớn bàng quang do ung thư. Căn bệnh quái ác không dừng lại ở đó.Sau này, cả hai quả thận của ông cũng bị loại bỏ do ung thư và suy thận giai đoạncuối, buộc ông phải lọc máu suốt 7 năm.
Trong ca phẫu thuật kéo dài 8 giờ ngày 4/5, các bác sĩ đãghép thành công cho ông cả bàng quang và một quả thận từ người hiến tạng.
Theo tuyên bố của UCLA ngày 19/5, đây là lần đầu tiên tronglịch sử y học, một bàng quang người được cấy ghép hoàn chỉnh và hoạt động tốttrong cơ thể người nhận.
Tiến sĩ Nima Nassiri - một trong những bác sĩ phẫu thuậttham gia ca ghép lịch sử này - cho biết kết quả khả quan đã xuất hiện gần nhưngay lập tức. Ông nêu rõ: “Thận mới bắt đầu sản xuất một lượng lớn nước tiêủngay sau khi được ghép và chức năng thận cải thiện rõ rệt. Không cần phải lọcmáu sau phẫu thuật và nước tiểu đã được dẫn lưu bình thường vào bàng quang mới”.
Các bác sĩ thực hiện ghép thận trước, sau đó ghép bàngquang, rồi kết nối hai cơ quan này bằng kỹ thuật do chính họ tiên phong pháttriển. Đây là yếu tố then chốt góp phần tạo nên thành công của ca phẫu thuật.
Trước đây, việc ghép toàn bộ bàng quang người chưa từng đượcthực hiện, phần lớn do cấu trúc mạch máu phức tạp của vùng chậu, khiến kỹ thuậttrở nên cực kỳ khó khăn. Tiến sĩ Nassiri chia sẻ: “Nỗ lực đầu tiên trong việc câýghép bàng quang này là thành quả của hơn 4 năm nghiên cứu và chuẩn bị".
Các phương pháp điều trị hiện nay đối với bệnh nhân cần táitạo bàng quang thường bao gồm tạo bàng quang nhân tạo từ một phần ruột hoặc đặtống thông tiểu. Tuy nhiên, những phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro trong ngắnhạn và dài hạn. Các bác sĩ hy vọng kỹ thuật ghép bàng quang hoàn chỉnh sẽ khắcphục được những hạn chế này, mang lại chất lượng sống tốt hơn cho bệnh nhân.