Lần nào ân ái cùng chồng cũng phải vào nhà vệ sinh gấp, nữ giáo viên đi khám mới biết mình đã mắc phải bệnh này
Có đêm bệnh nhân này phải thức dậy khoảng 8 lần để vào nhà vệ sinh. Tình trạng này kéo dài gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nên cô đã đến bệnh viện khám.
Một nữ giáo viên (30 tuổi) sống tại Đài Bắc, Đài Loan, thường xuyên có cảm giác mắc tiểu đột ngột hơn 1 năm. Trong mỗi tiết học 45 phút, cô thường phải vào nhà vệ sinh và đôi khi không nhịn tiểu được dẫn đến són tiểu .
Buổi tối, khi cô và chồng đang ân ái trên giường thì cô phải chạy vào nhà vệ sinh gấp vì muốn đi tiểu. Có đêm cô phải thức dậy khoảng 8 lần vào nhà vệ sinh, tình trạng này kéo dài gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nên cô đã đến bệnh viện khám.
Bác sĩ Trương Vũ Kỳ, khoa phụ sản, bệnh viện Wanfang Hospital, chia sẻ: "Bệnh nhân này tiết lộ dạo gần đây ngày càng đi tiểu gấp và không thể nhịn tiểu được. Mỗi lần có việc cần ra ngoài, bệnh nhân thường chạy tìm nhà vệ sinh khắp nơi và lượng nước tiểu rất ít".
Khám và chẩn đoán cho biết bệnh nhân này bị chứng bàng quang tăng hoạt . Bác sĩ cho biết, người bình thường nên đi tiểu không quá 8 lần/ngày, lượng nước tiểu mỗi lần là 300 - 400ml.
Do bàng quang của nữ giáo viên đã bị teo nên mỗi lần cô chỉ có thể đi tiểu khoảng 100ml, bệnh nhân đã được tiến hành phẫu thuật mở rộng dung tích bàng quang, phục hồi độ đàn hồi và cải thiện mức độ nhạy cảm của bàng quang.
Nhóm người mắc bệnh bàng quang tăng hoạt chiếm tỷ lệ 3-4% ở phụ nữ, và theo quan sát của bác sĩ, hơn một nửa số bệnh nhân mắc căn bệnh này thường có tâm trạng lo lắng. Do áp lực quá cao nên bàng quang sẽ không ngừng co bóp, thậm chí một lượng nước tiểu ít ỏi cũng sẽ khiến người bệnh muốn đi tiểu.
Ngoài ra, một số hành vi cũng có thể khiến bàng quang tăng hoạt, chẳng hạn người bệnh ngay từ nhỏ đã được dạy không nên nhịn tiểu nên khi buồn tiểu lập tức vào nhà vệ sinh, hành vi như vậy cũng có thể dễ dàng gây teo bàng quang và dẫn đến bàng quang tăng hoạt.
Bác sĩ Trương Vũ Kỳ đưa ra lời khuyên dành cho chị em là uống đủ nước, chia đều lượng nước uống trong ngày ra làm nhiều lần, mỗi lần khoảng 50ml, tốt nhất là đi vệ sinh khoảng 2-3 giờ một lần. Bạn nên tránh ăn nhiều thức ăn chiên rán và cay, ngủ đủ giấc để tránh bàng quang hoạt động quá mức.
Nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt
Bàng quang tăng hoạt là tình trạng bàng quang co bóp không đúng thời điểm, thường gây ra cảm giác mắc tiểu đột ngột, cần phải đi tiểu ngay, nếu nhịn tiểu có thể bị són tiểu. Thường kèm theo tiểu nhiều lần và tiểu đêm… mà không có nhiễm trùng tiểu hoặc các bệnh lý rõ ràng khác.
Bệnh bàng quang tăng hoạt xảy ra do nhiều nguyên nhân. Các nguyên nhân này gây co thắt cơ bàng quang quá mức và mất phối hợp hoạt động giữa cơ bàng quang và cơ thắt niệu đạo như:
- Rối loạn thần kinh trong bệnh Parkinson , đột quỵ, bệnh xơ hóa tủy, tổn thương tủy sống do chấn thương, bệnh đái tháo đường…
- Những bất thường trong bàng quang như các khối u hoặc sỏi bàng quang.
- Các yếu tố gây cản trở dòng chảy từ bàng quang như u xơ tuyến tiền liệt hoặc các tác động điều trị vùng tiểu khung.
- Uống cà phê hoặc rượu quá mức.
- Một số trường hợp không xác định được nguyên nhân.
Triệu chứng bàng quang tăng hoạt là gì?
Người bệnh thường than phiền với bác sĩ về tình trạng tiểu gấp, thường có cảm giác bất chợt muốn đi tiểu, không nhịn tiểu được và cần phải đi tiểu ngay.
Đôi lúc người bệnh than phiền són tiểu theo sau cảm giác tiểu gấp.
Ngoài ra nhiều người bệnh than phiền phải đi tiểu nhiều lần (trên 8 lần) trong ngày tính từ lúc thức dậy cho đến lúc đi ngủ hoặc phải thức dậy ban đêm từ một lần trở lên để đi tiểu mà sau đó khó ngủ trở lại gây khó chịu cho người bệnh.