Lần theo dấu vết của loài thú bí ẩn nhất thế giới

Mặc dù lần gần nhất Sao la được ghi nhận trong tự nhiên là năm 2013, nhưng các nỗ lực tìm kiếm không ngừng nghỉ loài thú bí ẩn nhất thế giới này vẫn chưa đem lại kết quả.

Sau hai năm tìm kiếm, dự án "Giải cứu Sao la khỏi bờ vực tuyệt chủng" do Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ thông qua tổ chức Re:wild vẫn chưa ghi nhận được hình ảnh của loài Sao la - một trong những loài thú quý hiếm và bí ẩn nhất thế giới. (Ảnh: World Wildlife Fund)

Sau hai năm tìm kiếm, dự án "Giải cứu Sao la khỏi bờ vực tuyệt chủng" do Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ thông qua tổ chức Re:wild vẫn chưa ghi nhận được hình ảnh của loài Sao la - một trong những loài thú quý hiếm và bí ẩn nhất thế giới. (Ảnh: World Wildlife Fund)

Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), lần đầu tiên được phát hiện tại Vườn Quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh vào năm 1992, chỉ sinh sống ở những cánh rừng già Trường Sơn, dọc theo biên giới Việt - Lào với số lượng vô cùng ít ỏi. (Ảnh: Wikipedia)

Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), lần đầu tiên được phát hiện tại Vườn Quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh vào năm 1992, chỉ sinh sống ở những cánh rừng già Trường Sơn, dọc theo biên giới Việt - Lào với số lượng vô cùng ít ỏi. (Ảnh: Wikipedia)

Mặc dù lần gần nhất Sao la được ghi nhận trong tự nhiên là năm 2013, nhưng các nỗ lực tìm kiếm không ngừng nghỉ vẫn chưa đem lại kết quả. Từ tháng 10/2022 đến tháng 7/2024, dự án đã triển khai nhiều hoạt động tìm kiếm và bảo tồn với hy vọng phục hồi quần thể Sao la. (Ảnh: WWF - Việt Nam)

Mặc dù lần gần nhất Sao la được ghi nhận trong tự nhiên là năm 2013, nhưng các nỗ lực tìm kiếm không ngừng nghỉ vẫn chưa đem lại kết quả. Từ tháng 10/2022 đến tháng 7/2024, dự án đã triển khai nhiều hoạt động tìm kiếm và bảo tồn với hy vọng phục hồi quần thể Sao la. (Ảnh: WWF - Việt Nam)

Các nhà bảo tồn đã xác định được 55 khu vực tiềm năng từ tỉnh Nghệ An tới Quảng Nam và danh sách 46 người dân địa phương có kiến thức sinh thái bản địa, sẵn sàng tham gia vào việc tìm kiếm và bảo tồn Sao la. (Ảnh: cerec)

Các nhà bảo tồn đã xác định được 55 khu vực tiềm năng từ tỉnh Nghệ An tới Quảng Nam và danh sách 46 người dân địa phương có kiến thức sinh thái bản địa, sẵn sàng tham gia vào việc tìm kiếm và bảo tồn Sao la. (Ảnh: cerec)

Công nghệ hiện đại như bẫy ảnh và thu thập eDNA đã được sử dụng, với hơn 852.529 bức ảnh chụp và các mẫu eDNA đang được phân tích bởi các chuyên gia tại Đức. (Ảnh: BioLib.cz)

Công nghệ hiện đại như bẫy ảnh và thu thập eDNA đã được sử dụng, với hơn 852.529 bức ảnh chụp và các mẫu eDNA đang được phân tích bởi các chuyên gia tại Đức. (Ảnh: BioLib.cz)

Ngoài ra, chiến dịch truyền thông "Giữ rừng nguyên vẹn - Tái hẹn Sao la" đã thu hút 5,6 triệu người và 316.000 lượt tương tác, nâng cao nhận thức cộng đồng về loài thú quý hiếm này. (Ảnh: Freepik)

Ngoài ra, chiến dịch truyền thông "Giữ rừng nguyên vẹn - Tái hẹn Sao la" đã thu hút 5,6 triệu người và 316.000 lượt tương tác, nâng cao nhận thức cộng đồng về loài thú quý hiếm này. (Ảnh: Freepik)

Sao la dài khoảng 1,3 đến 1,5 mét, cao 90 cm và có trọng lượng khoảng 100 kg. Da của Sao la màu nâu sẫm, trên mỗi móng có một đốm trắng. Sừng Sao la dài và mảnh dẻ, hướng thẳng về phía sau và có thể dài đến 51 cm. (Ảnh: ResearchGate)

Sao la dài khoảng 1,3 đến 1,5 mét, cao 90 cm và có trọng lượng khoảng 100 kg. Da của Sao la màu nâu sẫm, trên mỗi móng có một đốm trắng. Sừng Sao la dài và mảnh dẻ, hướng thẳng về phía sau và có thể dài đến 51 cm. (Ảnh: ResearchGate)

Sao la là loài động vật hoang dã, sống đơn độc và rất khó bắt gặp. Chúng có thói quen hoạt động vào ban đêm và tìm kiếm thức ăn trên các khu vực đồi núi và rừng ngập mặn. (Ảnh: The Saola Working Group)

Sao la là loài động vật hoang dã, sống đơn độc và rất khó bắt gặp. Chúng có thói quen hoạt động vào ban đêm và tìm kiếm thức ăn trên các khu vực đồi núi và rừng ngập mặn. (Ảnh: The Saola Working Group)

Mời quý độc giả xem thêm video: Loài thú quý hiếm bỗng tái xuất ở Việt Nam sau 30 năm mất tích.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/lan-theo-dau-vet-cua-loai-thu-bi-an-nhat-the-gioi-2014654.html