Lan tỏa mô hình 'Không gian văn hóa Hồ Chí Minh' tại Học viện Cán bộ TP. HCM

Từ tháng 5 năm 2022, Hội Sinh viên Học viện Cán bộ TP. HCM đã tiên phong trong việc xây dựng mô hình Không gian văn hóa Hồ Chí Minh, nhằm đưa tư tưởng, đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến gần hơn với thế hệ trẻ. Mô hình này không chỉ thể hiện sự sáng tạo trong công tác tuyên truyền mà còn phản ánh sự chuyển mình của công tác giáo dục và văn hóa trong thời đại số.

Tạo dựng không gian văn hóa đa loại hình

Chương trình “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh - Những ca khúc ngợi ca Chủ tịch Hồ Chí Minh” đã trở thành một hoạt động nổi bật tại Học viện Cán bộ TP. HCM. Được tổ chức định kỳ hai lần mỗi tháng, chương trình quy tụ sự tham gia của cả sinh viên và giảng viên, mang đến một không gian âm nhạc và thơ ca gần gũi. Xuyên suốt chương trình là các bài hát, bài thơ ca ngợi Bác Hồ kính yêu, lý tưởng cách mạng và tình yêu quê hương, đất nước, do chính các thầy cô, các bạn sinh viên tự đầu tư, chuẩn bị kĩ càng.

Chương trình tổ chức ngày 7/5/2024, với chủ đề “Âm vang Điện Biên” nhân Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Chương trình tổ chức ngày 7/5/2024, với chủ đề “Âm vang Điện Biên” nhân Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Chính sự ủng hộ và tham gia nhiệt tình của nhà trường, cán bộ, đội ngũ giáo viên cùng toàn thể sinh viên đã tạo nên một bức tranh đa sắc màu về di sản văn hóa Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng xu hướng số hóa, Hội Sinh viên Học viện Cán bộ TP. HCM đã phát triển "Không gian văn hóa Hồ Chí Minh" trực tuyến, thông qua các nền tảng mạng xã hội và trang web của Đoàn - Hội Sinh viên Học viện. Các tài liệu, hình ảnh, video về Bác Hồ được đăng tải và kết nối với bản đồ 3D của các bảo tàng. Các hoạt động tạo cơ hội cho sinh viên và cộng đồng tìm hiểu cũng như tiếp cận di sản văn hóa một cách dễ dàng, sinh động.

Chương trình tổ chức ngày 8/3/2024, với chủ đề “Tôn vinh người phụ nữ Việt Nam”, nhân Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ.

Chương trình tổ chức ngày 8/3/2024, với chủ đề “Tôn vinh người phụ nữ Việt Nam”, nhân Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ.

Ngô Quốc Hùng (trường ĐH Nguyễn Tất Thành) chia sẻ sau khi xem các sản phẩm trực tuyến về mô hình: “Mình cảm thấy đây là một ý tưởng rất hay, rất sáng tạo. Việc tiếp thu các kiến thức lịch sử qua thơ ca, bài hát giúp mình dễ cảm nhận, ghi nhớ hơn, cũng đỡ cảm thấy nhàm chán”.

Chương trình tổ chức ngày 3/3/2024, với chủ đề “Hát về người chiến sĩ biên cương”, nhân Kỷ niệm Ngày Truyền thống Bộ đội Biên phòng.

Chương trình tổ chức ngày 3/3/2024, với chủ đề “Hát về người chiến sĩ biên cương”, nhân Kỷ niệm Ngày Truyền thống Bộ đội Biên phòng.

Không chỉ vậy, Hội Sinh viên trường còn thiết lập các không gian văn hóa vật lý tại Học viện, bao gồm tủ sách tư tưởng Hồ Chí Minh và các không gian triển lãm hình ảnh, sách về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ. Những không gian này tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận các tài liệu quý và học tập từ những câu chuyện, bài học của Bác. Đây là một phần quan trọng trong việc giáo dục sinh viên về tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh.

Lan tỏa nét đẹp bản sắc dân tộc đến cộng đồng

Ngoài việc tổ chức tại Học viện, chương trình còn được mở rộng đến các Liên đội Tiểu học và THCS trên địa bàn TP. HCM. Tính đến nay, Hội Sinh viên Học viện Cán bộ TP. HCM đã tổ chức hơn 60 chương trình “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh - Những ca khúc ngợi ca Chủ tịch Hồ Chí Minh”, thu hút hơn 10.000 lượt tham gia. Các hoạt động trực tuyến cũng nhận được sự quan tâm lớn, với lượng truy cập và tương tác cao.

Chương trình thiếu nhi được tổ chức trong khuôn khổ Chiến dịch 'Xuân Tình nguyện', tại trường Tiểu học Đặng Nguyên Cẩn, quận 6, TP. HCM.

Chương trình thiếu nhi được tổ chức trong khuôn khổ Chiến dịch 'Xuân Tình nguyện', tại trường Tiểu học Đặng Nguyên Cẩn, quận 6, TP. HCM.

Để phát huy tốt hơn nữa những giá trị mà mô hình mang lại, anh Huỳnh Tấn Lộc - Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Cán bộ TP. HCM chia sẻ, trong tương lai, Hội Sinh viên Học viện sẽ tiếp tục cải tiến các chương trình và hoạt động, mở rộng không gian văn hóa Hồ Chí Minh với các buổi học tập thực tế và chuyên đề phân tích sâu hơn. Mô hình sẽ không ngừng phát huy sự tham gia của sinh viên và mở rộng lan tỏa các giá trị văn hóa đến cộng đồng. Hội sẽ tiếp tục đầu tư, nâng cao chất lượng thực hiện các chương trình, hoạt động trong mô hình nhằm có thể phát huy hết mức vai trò của hội viên, sinh viên trong quá trình thực hiện, xây dựng "Không gian văn hóa Hồ Chí Minh”.

Chương trình thiếu nhi được tổ chức trong khuôn khổ Chiến dịch 'Xuân Tình nguyện' năm 2024, tại trường Tiểu học Phạm Ngọc Thạch, quận Phú Nhuận, TP. HCM.

Chương trình thiếu nhi được tổ chức trong khuôn khổ Chiến dịch 'Xuân Tình nguyện' năm 2024, tại trường Tiểu học Phạm Ngọc Thạch, quận Phú Nhuận, TP. HCM.

Mô hình không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại Học viện Cán bộ TP. HCM không chỉ thể hiện tính hiệu quả và thiết thực trong việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh mà còn thể hiện sự sáng tạo trong cách tiếp cận. Việc kết hợp giữa hình thức trực tiếp và trực tuyến đã giúp lan tỏa giá trị văn hóa một cách rộng rãi và sâu rộng, đồng thời thúc đẩy sự sáng tạo và tinh thần yêu nước đến các bạn sinh viên nói riêng và cộng đồng trẻ nói chung.

Thanh Huyên

Nguồn SVVN: https://svvn.tienphong.vn/lan-toa-mo-hinh-khong-gian-van-hoa-ho-chi-minh-tai-hoc-vien-can-bo-tp-hcm-post1664763.tpo