Lan tỏa phong trào hiến tặng giác mạc tại Kim Sơn

Qua hơn 10 năm phát động, đến nay, toàn huyện Kim Sơn đã vận động được gần 11 nghìn người đăng ký hiến tặng giác mạc sau khi qua đời, với tổng số 320 người đã hiến tặng, trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong phong trào đăng ký và hiến tặng giác mạc. Đây là hoạt động ý nghĩa, món quà vô giá, giúp cho nhiều người khuyết tật về mắt có cơ hội được nhìn thấy ánh sáng, hòa nhập cuộc sống.

Cán bộ Hội Chữ thập đỏ huyện Kim Sơn và xã Văn Hải tuyên truyền hiến tặng giác mạc tại hộ gia đình.

Trong ngôi nhà nhỏ tại xóm An Cư, xãVăn Hải (huyện Kim Sơn), bà Nguyễn Thị Mùi xem lại những kỷ vật của người chồngĐinh Văn Phúc để lại, trong đó có 2 Bằng ghi nhận Nghĩa cử cao đẹp của Bệnhviện Mắt Trung ương và UBND huyện Kim Sơn ghi nhận nghĩa cử cao đẹp của chồngkhi qua đời đã tình nguyện hiến giác mạc. Bà Mùi cho biết, tròn 3 năm trước,khi ông Đinh Văn Phúc qua đời, thực hiện di nguyện trước đó của ông là hiếntặng giác mạc, bà và các con quyết định trao tặng giác mạc của ông Phúc choNgân hàng Mắt Trung ương.

“Lúc còn sống, vợ chồng tôi đã thống nhất và cùngnhau đăng ký hiến tặng giác mạc sau khi qua đời, dù ai ra đi trước thì ngươìcòn lại cũng sẽ thực hiện ý nguyện đó. Sở dĩ chúng tôi quyết định hiến giác mạclà bởi vì, từng nhiều lần nhìn thấy những người mù gặp rất nhiều khó khăn trongcuộc sống, bởi “giàu hai con mắt, khó hai bàn tay” mà.

Cùng với đó, chúng tôiđược các tình nguyện viên chữ thập đó, các cha xứ tuyên truyền, vận động, từ đóchúng tôi nhận thức được, dù không còn sống nhưng vẫn để lại cho đời một đôimắt, đem lại ánh sáng, mở ra cuộc đời mới cho người khiếm thị, như thế nghĩa làlàm một việc thiện cuối cùng của một đời người...”- bà Mùi chia sẻ thêm.

Ông Đoàn Ngọc Minh, Chủ tịch Hội Chữthập đỏ xã Văn Hải cho biết: Tại xã Văn Hải, từ người đầu tiên hiến tặng giácmạc năm 2007, đến nay, toàn xã đã có 55 người hiến tặng giác mạc. Có được kếtquả đó là do Hội Chữ thập đỏ xã đã phối hợp với nhà thờ, các xứ, họ đạo trênđịa bàn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để người dân, nhất là nhữngngười có đạo hiểu được ý nghĩa của phong trào, sự cần thiết của việc hiến tặnggiác mạc...

Đặc biệt, các cộng tác viên là chánh trương, trùm trưởng đã phôíhợp với Hội Chữ thập đỏ xã đến từng hộ gia đình có người già yếu thăm hỏi, độngviên, kết hợp tuyên truyền, giúp nhiều người hiểu được việc làm cao cả này vàtiếp tục vận động những người thân trong gia đình, họ hàng, làng xóm cùng thamgia đăng ký hiến tặng giác mạc sau khi qua đời.

Bản thân đội ngũ cán bộ Chữthập đỏ, cộng tác viên cũng rất nhiệt tình hưởng ứng phong trào bằng chính việctự mình nêu gương đăng ký hiến tặng giác mạc và vận động người thân cùng thamgia. Đến nay, toàn xã Văn Hải có 793 người dân đăng ký tình nguyện hiến tặnggiác mạc sau khi qua đời, trong đó nhiều gia đình có từ 5-6 thành viên cùngđăng ký hiến tặng và có những gia đình có từ 2- 3 thế hệ đã hiến tặng giác mạcsau khi qua đời.

Ông Mai Văn Trường, Chủ tịch Hội Chữthập đỏ huyện Kim Sơn cho biết: Từ năm 2007, giáo dân Nguyễn Thị Hoa, xã CồnThoi (Kim Sơn) là người đầu tiên hiến tặng giác mạc sau khi qua đời đã nhân lênnghĩa cử cao đẹp và ngày càng lan rộng phong trào hiến tặng giác mạc trong toànhuyện, được đông đảo các tầng lớp nhân dân đón nhận, tích cực hưởng ứng, thamgia.

Để có những kiến thức trong việc tuyêntruyền vận động hiến tặng giác mạc, các tổ chức, đơn vị liên quan như Bệnh việnMắt Trung ương, Tổ chức ORBIS, Trung ương Hội CTĐ Việt Nam, Hội CTĐ tỉnh NinhBình và huyện Kim Sơn đã phối hợp với Ngân hàng Mắt Việt Nam thường xuyên tổchức các lớp tập huấn về nâng cao kiến thức và kỹ năng vận động truyền thônghiến tặng giác mạc.

Theo đó, từ năm 2007 đến nay, đã tổ chức được hàng chục lớptập huấn với gần 800 lượt người tham gia. Trong số tình nguyện viên được tậphuấn có rất nhiều vị là người công giáo và phật giáo, đó là các vị linh mục,chánh trương, trùm trưởng, các vị chức sắc, chức việc công giáo, các thượngtọa, đại đức, tăng ni trên địa bàn huyện…

Đồng thời, công tác tuyên truyền, vậnđộng được các thành viên chữ thập đỏ, tình nguyện viên nhiệt tình hưởng ứng,tích cực vào cuộc. Tại những khu vực mình phụ trách, các tình nguyện viên nắmchắc những đối tượng người cao tuổi, người có bệnh hiểm nghèo để có phương pháptiếp cận tuyên truyền với từng đối tượng, giúp nhiều người hiểu ý nghĩa nhânđạo, nhân văn cao cả của việc hiến tặng giác mạc, làm cho họ không chỉ tham giamà còn nhiệt tình vận động người thân cùng tham gia.

Đội ngũ cán bộ, tìnhnguyện viên chữ thập đỏ, các cộng tác viên đã nhiệt tình hưởng ứng phong tràobằng chính việc làm thiết thực là đăng ký hiến tặng giác mạc. Ngoài ra, môĩnăm, huyện Kim Sơn phối hợp với Bệnh viện Mắt Trung ương tổ chức tuyên dương,ghi nhận nghĩa cử cao đẹp của các gia đình có người thân hiến tặng giác mạc;đồng thời quan tâm động viên bằng những phần quà, lời thăm hỏi trong các dịplễ, Tết, tri ân đối với những gia đình có người hiến tặng giác mạc và đăng kýhiến tặng khi qua đời, nhằm tôn vinh và nhân rộng những nghĩa cử cao đẹp.

Hiệu quả của công tác tuyên truyền đãbiến việc hiến tặng giác mạc từ hành động đơn lẻ trở thành một phong trào rộngkhắp và nhận được sự ủng hộ đông đảo của người dân. Đến nay, toàn huyện Kim Sơnđã có trên 10 nghìn người dân đăng ký hiến tặng giác mạc sau khi qua đời, trongđó có 320 người đã hiến tặng giác mạc thành công, đem lại ánh sáng cho 640người có các bệnh về mắt được nhìn thấy ánh sáng.

Các địa phương có phong tràohiến tặng giác mạc nổi bật như: Xã Cồn Thoi (121 người - là xã có người hiếngiác mạc nhiều nhất cả nước); xã Văn Hải (55 người); tiếp đến là các xã ĐịnhHóa, Kim Tân, Kim Mỹ, Kim Định, Ân Hòa,Kim Chính, Kim Đông…, mỗi xã đã có trên dưới chục người đã hiến tặng giác mạc và hàng trăm người viếtđơn đăng ký hiến tặng giác mạc sau khi qua đời, khẳng định sức lan tỏa và ý nghĩanhân đạo của phong trào hiến tặng giác mạc trên địa bàn huyện Kim Sơn.

Bài, ảnh: Mỹ Hạnh

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/lan-toa-phong-trao-hien-tang-giac-mac-tai-kim-son-20191003080532397p3c24.htm