Bà Nguyễn Thị Ngưu (67 tuổi, trú tại thôn Đại An Khê) cho biết, khoảng chục năm qua gia đình bà làm các loại bánh chưng, bánh tét, bánh tày để bán cho khách hàng ở các tỉnh thành trong khắp cả nước. Ảnh: Nghĩa Văn.
Những ngày này, gia đình bà Ngưu đang phải thuê thêm người đến làm để kịp đơn hàng khách đặt sử dụng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Cao điểm, có ngày, tại cơ sở của gia đình bà Ngưu sử dụng hơn 400kg gạo để làm bánh các loại. Trước khi đem vào gói bánh, gạo được ngâm, rửa sạch rồi trộn với nước lá rau ngót. Ảnh: Nghĩa Văn.
Chị Hồ Thị Hạ (33 tuổi, trú tại thôn Đại An Khê, xã Hải Thượng) cho biết, nhân bánh thường được làm từ đậu xanh và thịt heo. Tuy nhiên, nếu khách yêu cầu thì các cơ sở sản xuất cũng sẽ gói riêng bánh chay với nhân chỉ bỏ duy nhất đậu xanh. Ảnh: Nghĩa Văn.
Sau khi gói xong, bánh được dùng lạt buộc lại một cách cẩn thận. Ảnh: Nghĩa Văn.
Sau đó đem vào nồi luộc liên tục trong vòng 8 giờ đồng hồ. Ảnh: Nghĩa Văn.
Một người dân tại thôn Đại An Khê cho biết, trong khi luộc, người ta phải thường xuyên thêm nước vào nồi để đảm bảo mực nước luôn ngập bánh. Ảnh: Nghĩa Văn.
Ông Trần Văn Kính, Chủ tịch UBND xã Hải Thượng cho hay, hiện nay, tại thôn Đại An Khê có khoảng 30 hộ dân sản xuất bánh chưng, bánh tét, bánh tày với số lượng lớn. Ảnh: Nghĩa Văn.
Cũng theo ông Trần Văn Kính, việc sản xuất các loại bánh nói trên đã và đang mang lại sinh kế cho nhiều người dân trên địa bàn. Đặc biệt, vào dịp Tết Nguyên đán, các cơ sở đều phải tăng cường sản xuất mới có đủ bánh phục vụ nhu cầu của khách hàng ở các tỉnh thành trong cả nước đặt mua. Ảnh: Nghĩa Văn.
Nghĩa Văn