Làng bánh ú tro tất bật đón Tết Đoan Ngọ, có nhà gói 2 vạn bánh mỗi ngày

Dịp Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5 âm lịch) đang đến gần. Thời điểm này, hàng chục hộ dân phường Thanh Hà (TP. Hội An, Quảng Nam) tất bật, hối hả vào vụ gói bánh ú tro để bán cho khách trong tỉnh và ngoại tỉnh.

Những ngày này, các lò bánh của người dân tại phường Thanh Hà (Hội An) lại đỏ lửa ngày đêm, tất bật làm bánh ú tro để kịp xuất bán. Đây là loại bánh truyền thống không thể thiếu đối với người dân Hội An nói riêng và người miền Trung nói chung trong mỗi dịp Tết Đoan Ngọ.

Những ngày này, các lò bánh của người dân tại phường Thanh Hà (Hội An) lại đỏ lửa ngày đêm, tất bật làm bánh ú tro để kịp xuất bán. Đây là loại bánh truyền thống không thể thiếu đối với người dân Hội An nói riêng và người miền Trung nói chung trong mỗi dịp Tết Đoan Ngọ.

Mọi người chia nhau làm các công đoạn như ngâm nếp, vuốt nếp, chẻ lạt, xếp lá, gói bánh….

Mọi người chia nhau làm các công đoạn như ngâm nếp, vuốt nếp, chẻ lạt, xếp lá, gói bánh….

Trong căn nhà nhỏ của ông Nguyễn Xin (trú phường Thanh Hà), hàng chục người đang gói bánh để cung cấp cho các đơn hàng đã đặt trước đó. Ông Xin cho biết, bánh ú tro mỗi năm chỉ làm được 3 ngày nên gần đến Tết Đoan Ngọ ông phải kêu thêm người làm mới kịp số bánh khách đặt. “Cơ sở của tôi hơn chục người nên mỗi ngày trung bình làm hơn 20.000 cái để đưa ra thị trường. Thường một chục bánh sẽ kết thành một chùm. Người quen và khéo tay có thể gói hơn 1.000 cái mỗi ngày”, ông Xin chia sẻ.

Trong căn nhà nhỏ của ông Nguyễn Xin (trú phường Thanh Hà), hàng chục người đang gói bánh để cung cấp cho các đơn hàng đã đặt trước đó. Ông Xin cho biết, bánh ú tro mỗi năm chỉ làm được 3 ngày nên gần đến Tết Đoan Ngọ ông phải kêu thêm người làm mới kịp số bánh khách đặt. “Cơ sở của tôi hơn chục người nên mỗi ngày trung bình làm hơn 20.000 cái để đưa ra thị trường. Thường một chục bánh sẽ kết thành một chùm. Người quen và khéo tay có thể gói hơn 1.000 cái mỗi ngày”, ông Xin chia sẻ.

Theo ông Xin, bánh phải nấu từ 5 đến 6 tiếng mới đạt độ chín đều, mềm và dẻo. Nếp cũng phải chọn lọc kỹ càng, hạt nếp phải mẩy và không được lộn tẻ. Tro được chọn thường lấy từ cây dền gai hoặc gỗ cây mè là tốt nhất, sau đó đem ngâm nếp với nước tro theo thời gian nhất định.

Theo ông Xin, bánh phải nấu từ 5 đến 6 tiếng mới đạt độ chín đều, mềm và dẻo. Nếp cũng phải chọn lọc kỹ càng, hạt nếp phải mẩy và không được lộn tẻ. Tro được chọn thường lấy từ cây dền gai hoặc gỗ cây mè là tốt nhất, sau đó đem ngâm nếp với nước tro theo thời gian nhất định.

Cạnh đó, cơ sở bà Phạm Hoa cũng rộn ràng chuẩn bị cho những mẻ bánh phục vụ dịp mùng 5/5 âm lịch. Bà Hoa cho biết, mặc dù một năm chỉ làm được 3 ngày nhưng bà vẫn muốn duy trì nghề gói bánh ú này để góp phần giữ gìn nghề, tạo nét đặc trưng của địa phương.

Cạnh đó, cơ sở bà Phạm Hoa cũng rộn ràng chuẩn bị cho những mẻ bánh phục vụ dịp mùng 5/5 âm lịch. Bà Hoa cho biết, mặc dù một năm chỉ làm được 3 ngày nhưng bà vẫn muốn duy trì nghề gói bánh ú này để góp phần giữ gìn nghề, tạo nét đặc trưng của địa phương.

Người dân tất bật gói bánh để kịp cho Tết Đoan Ngọ.

Người dân tất bật gói bánh để kịp cho Tết Đoan Ngọ.

Sau khi gói xong, bánh được mang đi nấu từ 5 – 6 tiếng mới đạt độ chín.

Sau khi gói xong, bánh được mang đi nấu từ 5 – 6 tiếng mới đạt độ chín.

Đối với người dân Hội An, bánh ú tro là loại bánh truyền thống không thể thiếu trong mỗi dịp Tết Đoan Ngọ.

Đối với người dân Hội An, bánh ú tro là loại bánh truyền thống không thể thiếu trong mỗi dịp Tết Đoan Ngọ.

Duy Quốc

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/lang-banh-u-tro-tat-bat-don-tet-doan-ngo-co-nha-goi-2-van-banh-moi-ngay-post1644526.tpo