Làng cá chép đỏ lớn nhất xứ Thanh tấp nập trước ngày ông Công ông Táo

Chuẩn bị đến ngày ông Công ông Táo, tại làng nghề nuôi cá chép đỏ ở thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa), người dân đang tất bật hút ao, thương lái khắp nơi về thu mua cá, giá bán cũng tăng lên từng ngày.

 Như thông lệ, cứ đến ngày 20, 21, 22 tháng Chạp (âm lịch) hằng năm, người dân ở thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) lại hối hả thu hoạch cá chép đỏ - loại cá được người dân mua để cúng trong ngày 23 (âm lịch) tiễn ông Công, ông Táo chầu trời.

Như thông lệ, cứ đến ngày 20, 21, 22 tháng Chạp (âm lịch) hằng năm, người dân ở thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) lại hối hả thu hoạch cá chép đỏ - loại cá được người dân mua để cúng trong ngày 23 (âm lịch) tiễn ông Công, ông Táo chầu trời.

 Từ bao đời nay, người dân các phố Tân Hậu, Tân Cổ, Bái Trúc nối tiếp nghề nuôi cá giống mà cha ông truyền lại, nuôi cá chép đỏ nhỏ để phục vụ bán vào những ngày cuối năm. Hiện tại nghề truyền thống này đã đem lại lợi ích kinh tế lớn cho người dân.

Từ bao đời nay, người dân các phố Tân Hậu, Tân Cổ, Bái Trúc nối tiếp nghề nuôi cá giống mà cha ông truyền lại, nuôi cá chép đỏ nhỏ để phục vụ bán vào những ngày cuối năm. Hiện tại nghề truyền thống này đã đem lại lợi ích kinh tế lớn cho người dân.

 Cá chép Tân Phong được ưa chuộng bởi cá có màu đỏ tươi, khác với cá nơi khác là đỏ thẫm và nhạt màu. Người mua có quan niệm, những con cá đỏ tươi thể hiện sức sống mãnh liệt, khỏe mạnh để có thể đưa ông Công ông Táo lên trời thuận buồm xuôi gió.

Cá chép Tân Phong được ưa chuộng bởi cá có màu đỏ tươi, khác với cá nơi khác là đỏ thẫm và nhạt màu. Người mua có quan niệm, những con cá đỏ tươi thể hiện sức sống mãnh liệt, khỏe mạnh để có thể đưa ông Công ông Táo lên trời thuận buồm xuôi gió.

 Thời điểm hiện tại (ngày 21 tháng Chạp) các hộ dân đang bán với giá 170 nghìn đồng/kg

Thời điểm hiện tại (ngày 21 tháng Chạp) các hộ dân đang bán với giá 170 nghìn đồng/kg

 Là một trong những hộ gia đình nuôi cá lớn nhất ở Bái Trúc, ông Nguyễn Văn Loan (SN 1962) cho biết: "Tôi sinh ra đã biết gia đình nuôi cá rồi. Mặc dù là nghề truyền thống nhưng đây cũng là nghề phát triển kinh tế cho gia đình".

Là một trong những hộ gia đình nuôi cá lớn nhất ở Bái Trúc, ông Nguyễn Văn Loan (SN 1962) cho biết: "Tôi sinh ra đã biết gia đình nuôi cá rồi. Mặc dù là nghề truyền thống nhưng đây cũng là nghề phát triển kinh tế cho gia đình".

 "Mọi năm, chiều 20 đến sáng 21 tháng Chạp gia đình tôi mới hút ao bắt cá. Tuy nhiên, năm nay, thương lái khắp nơi vào mua sớm, gia đình tôi đã phải hút ao từ ngày 15 và bán với giá 150 nghìn đồng/kg. Hôm nay, giá đã lên 170 nghìn đồng/kg, dự kiến ngày mai giá sẽ còn cao hơn nữa", ông Loan cho hay.

"Mọi năm, chiều 20 đến sáng 21 tháng Chạp gia đình tôi mới hút ao bắt cá. Tuy nhiên, năm nay, thương lái khắp nơi vào mua sớm, gia đình tôi đã phải hút ao từ ngày 15 và bán với giá 150 nghìn đồng/kg. Hôm nay, giá đã lên 170 nghìn đồng/kg, dự kiến ngày mai giá sẽ còn cao hơn nữa", ông Loan cho hay.

 Ngay từ đầu tháng Chạp, người dân đã tát ao bắt cá cho vào lưới trống để chuẩn bị cho thương lái tới mang đi tiêu thụ

Ngay từ đầu tháng Chạp, người dân đã tát ao bắt cá cho vào lưới trống để chuẩn bị cho thương lái tới mang đi tiêu thụ

 Cá chép sau khi thu hoạch sẽ được cho vào những bao tải, bơm khí ôxy để vận chuyển đi khắp các địa phương

Cá chép sau khi thu hoạch sẽ được cho vào những bao tải, bơm khí ôxy để vận chuyển đi khắp các địa phương

 Theo truyền thống văn hóa của người Việt, ngày 23 tháng Chạp hằng năm là ngày ông Công, ông Táo về chầu trời báo cáo những công việc năm qua ở hạ giới. Người dân thường dùng cá chép đỏ làm phương tiện để ông Công ông Táo cưỡi về trời.

Theo truyền thống văn hóa của người Việt, ngày 23 tháng Chạp hằng năm là ngày ông Công, ông Táo về chầu trời báo cáo những công việc năm qua ở hạ giới. Người dân thường dùng cá chép đỏ làm phương tiện để ông Công ông Táo cưỡi về trời.

 Cảnh các tiểu thương hối hả thu mua cá chép đỏ, khẩn trương vận chuyển để phục vụ người dân trước ngày ông Công ông Táo

Cảnh các tiểu thương hối hả thu mua cá chép đỏ, khẩn trương vận chuyển để phục vụ người dân trước ngày ông Công ông Táo

 Theo người dân ở đây, việc nuôi cá giống kết hợp cá ông Công, ông Táo đem lại lợi nhuận cao gấp 8 lần so với việc trồng lúa. Trung bình nếu một sào lúa thu về khoảng 14 triệu đồng (đã trừ tiền giống, vật tư và công chăm sóc) thì 1 sào nuôi cá thu về 25 triệu đồng trong khi chi phí rất ít.

Theo người dân ở đây, việc nuôi cá giống kết hợp cá ông Công, ông Táo đem lại lợi nhuận cao gấp 8 lần so với việc trồng lúa. Trung bình nếu một sào lúa thu về khoảng 14 triệu đồng (đã trừ tiền giống, vật tư và công chăm sóc) thì 1 sào nuôi cá thu về 25 triệu đồng trong khi chi phí rất ít.

 Toàn thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương có hơn 300 hộ nuôi cá quanh năm, 3 tháng cuối năm tập trung nuôi cá chép đỏ. Mỗi năm, nơi đây cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh cả trăm tấn cá vào dịp 23 tháng Chạp. Nhờ nuôi cá chép đỏ, nhiều hộ dân có nguồn thu nhập cao vào dịp cuối năm, có những hộ kiếm lời 100-150 triệu đồng mỗi dịp Tết ông Công ông Táo.

Toàn thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương có hơn 300 hộ nuôi cá quanh năm, 3 tháng cuối năm tập trung nuôi cá chép đỏ. Mỗi năm, nơi đây cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh cả trăm tấn cá vào dịp 23 tháng Chạp. Nhờ nuôi cá chép đỏ, nhiều hộ dân có nguồn thu nhập cao vào dịp cuối năm, có những hộ kiếm lời 100-150 triệu đồng mỗi dịp Tết ông Công ông Táo.

Hà Anh

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/lang-ca-chep-do-lon-nhat-xu-thanh-tap-nap-truoc-ngay-ong-cong-ong-tao-post331326.html