Làng hoa Mê Linh 'đỏ mắt' vì mất mùa, không có hoa phục vụ thị trường 20/10, 20/11

Dịp 20/10 năm nay, làng hoa Mê Linh (Hà Nội) trở nên vắng lặng, trái ngược hoàn toàn với sự nhộn nhịp thường thấy trong những năm trước đây.

Hằng năm vào dịp này, làng hoa Mê Linh thường nhộn nhịp với cảnh người dân thu hoạch hoa, buôn lái tấp nập đến mua bán ngay tại vườn. Thế nhưng, năm nay, không khí ở đây lại trở nên ảm đạm do hậu quả của siêu bão số 3 Yagi để lại. Mưa lớn kéo dài đã làm cho những cánh đồng hoa trở nên trơ trọi, người dân không còn sản phẩm để thu hoạch.

Mặc dù cơn bão đã qua đi một thời gian, nhưng nhiều ruộng hoa vẫn chưa kịp rút hết nước. Hoa màu đã lụi hết chỉ còn lại những thửa đất ngập trong bèo cùng cỏ dại.

Mặc dù cơn bão đã qua đi một thời gian, nhưng nhiều ruộng hoa vẫn chưa kịp rút hết nước. Hoa màu đã lụi hết chỉ còn lại những thửa đất ngập trong bèo cùng cỏ dại.

Những ngày này, chị Phạm Thị Thu Hương (trú tại Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh) vẫn liên tục phải ra vườn đào xới ruộng cây của gia đình. Thế nhưng, khác với công việc mọi năm là nhổ hoa để bán thì thời điểm này, gia đình chị Hương lại phải nhổ bỏ các cây đã chết vì bị ngập nhiều ngày trong nước.

Mực nước sông Lô dâng cao sau cơn bão số 3 đã khiến cả vườn hoa bị khô héo, không có nụ, chỉ còn trơ trọi những cành lá yếu ớt.

Mực nước sông Lô dâng cao sau cơn bão số 3 đã khiến cả vườn hoa bị khô héo, không có nụ, chỉ còn trơ trọi những cành lá yếu ớt.

Những cây hoa còn sót lại sẽ được cắt tỉa ngọn để tập trung nguồn dinh dưỡng cho vụ hoa tiếp theo.

Những cây hoa còn sót lại sẽ được cắt tỉa ngọn để tập trung nguồn dinh dưỡng cho vụ hoa tiếp theo.

Trong quá trình dọn dẹp, từng chậu cây sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng một lần nữa. Nếu phát hiện cây bị thối rễ hoặc có dấu hiệu bệnh tật không thể phục hồi, những cây này sẽ bị nhổ bỏ và thay thế bằng cây con mới.

Trong quá trình dọn dẹp, từng chậu cây sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng một lần nữa. Nếu phát hiện cây bị thối rễ hoặc có dấu hiệu bệnh tật không thể phục hồi, những cây này sẽ bị nhổ bỏ và thay thế bằng cây con mới.

Còn đây là mảnh đất trống đang bị bỏ hoang do thiếu vốn đầu tư cho canh tác. Những thửa ruộng này sẽ tiếp tục bỏ trống cho đến khi có người đủ khả năng tài chính đến thuê và tiến hành canh tác.

Còn đây là mảnh đất trống đang bị bỏ hoang do thiếu vốn đầu tư cho canh tác. Những thửa ruộng này sẽ tiếp tục bỏ trống cho đến khi có người đủ khả năng tài chính đến thuê và tiến hành canh tác.

Cả khu vườn rộng hơn 1.000m², chỉ còn vài tháng nữa là đến kỳ thu hoạch, giờ đây đã chuyển sang màu nâu ảm đạm. Đứng trước mảnh đất khô cứng, chị Hương không giấu nổi nỗi buồn: “Bình thường nước chỉ lên đến mép ruộng rồi rút thì một số hoa như thược dược, hoa hồng vẫn sống được, nhưng mà năm nay không ngờ lại như thế này. Hằng ngày, tôi chỉ trông vào trồng hoa, tiền bán hoa vào mấy dịp lễ lớn này để làm vốn đầu tư vào trồng hoa phục vụ Tết. Thực sự bây giờ tôi đành phải nhổ đi để trồng rau cỏ, trước mắt là như thế đã chứ biết sao giờ. Sốt ruột lắm, mất bao nhiêu công sức, giờ tôi lại phải xem có việc gì để đi làm thuê làm mướn…”

Cách đó không xa là vườn hoa của bà Nguyễn Thị Hiền. Gia đình bà từng trông chờ vào hơn 300 cây hoa hồng nhưng giờ đã chết gần hết. Những ngày nước rút, cả gia đình bà phải cắt cử nhau nhanh chóng làm lại ruộng đất để kịp trồng hoa ngắn ngày cho dịp Tết sắp tới.

Các thửa ruộng đã được gieo mầm cây non mới, những bụi cỏ còn sót lại cũng được dọn dẹp sạch sẽ trước khi tiến hành bón phân.

Các thửa ruộng đã được gieo mầm cây non mới, những bụi cỏ còn sót lại cũng được dọn dẹp sạch sẽ trước khi tiến hành bón phân.

Các giống hoa được trồng phục vụ Tết chủ yếu là những chậu hồng có bông bé phù hợp trưng trong các chậu hoa nhỏ.

Các giống hoa được trồng phục vụ Tết chủ yếu là những chậu hồng có bông bé phù hợp trưng trong các chậu hoa nhỏ.

Bà Hiền cho biết: “Năm ngoái, hoa hồng có giá từ 3.000 đến 5.000 đồng một bông, gia đình tôi bán được gần 10 triệu đồng vào dịp 20/10. Nhưng năm nay thì khó khăn lắm. Sau bão, ruộng hoa của chúng tôi hỏng hết, buộc phải trồng lại mà không kịp thu hoạch cho ngày Phụ nữ Việt Nam. Những gia đình xung quanh cũng chỉ còn lại bông hoa nhỏ xíu, vì ngập nước lâu quá nên không phát triển, bán cũng khó. Nếu may mắn, lứa hoa mới có thể kịp bán vào Tết 2025, nhưng chắc chắn không có hàng cho 20/10 và 20/11 rồi.”

Đáng chú ý, nhiều hộ gia đình tại làng hoa Mê Linh đã bắt đầu mở rộng sang trồng các loại rau củ quả khác, phù hợp với nguồn vốn để cải thiện thu nhập và trang trải cho cuộc sống hằng ngày.

Nhiều ruộng hoa tại đây đã được chuyển đổi sang hình thức canh tác nông nghiệp, tập trung chủ yếu vào việc trồng các loại rau củ phục vụ cho vụ đông.

Nhiều ruộng hoa tại đây đã được chuyển đổi sang hình thức canh tác nông nghiệp, tập trung chủ yếu vào việc trồng các loại rau củ phục vụ cho vụ đông.

Rau cải là một trong những loại rau được người dân ưu tiên trồng nhiều nhất, nhờ vào tính dễ chăm sóc và thời gian thu hoạch ngắn.

Rau cải là một trong những loại rau được người dân ưu tiên trồng nhiều nhất, nhờ vào tính dễ chăm sóc và thời gian thu hoạch ngắn.

Còn tại khu chợ buôn bán hoa chính của huyện Mê Linh, thị trường hoa tươi cũng trở nên hạn chế, chủ yếu chỉ còn hoa sáp và hoa giả, trong khi hoa thật trở nên khan hiếm. Đặc biệt, hoa hồng - loại hoa được ưa chuộng nhất lại vắng bóng trầm trọng, tình hình này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mà còn làm giảm lựa chọn của người tiêu dùng.

Các mặt hàng hoa tươi trên thị trường hiện không còn phong phú như trước. Nhiều bó hoa khi được vận chuyển đến điểm bán đã xuất hiện tình trạng héo úa và rũ xuống, làm giảm sức hấp dẫn và chất lượng sản phẩm.

Các mặt hàng hoa tươi trên thị trường hiện không còn phong phú như trước. Nhiều bó hoa khi được vận chuyển đến điểm bán đã xuất hiện tình trạng héo úa và rũ xuống, làm giảm sức hấp dẫn và chất lượng sản phẩm.

Hầu hết các bó hoa được bày bán trên thị trường hiện nay chủ yếu là hoa sáp, với giá thành dao động từ 200.000 đến 300.000 đồng mỗi bó. Sự phổ biến của hoa sáp trong thời điểm này phản ánh tình trạng khan hiếm hoa tươi, khiến người tiêu dùng phải tìm đến lựa chọn thay thế.

Hầu hết các bó hoa được bày bán trên thị trường hiện nay chủ yếu là hoa sáp, với giá thành dao động từ 200.000 đến 300.000 đồng mỗi bó. Sự phổ biến của hoa sáp trong thời điểm này phản ánh tình trạng khan hiếm hoa tươi, khiến người tiêu dùng phải tìm đến lựa chọn thay thế.

Theo các thương nhân, họ buộc phải nhập hoa từ các tỉnh lân cận để đáp ứng nhu cầu của khách hàng quen thuộc. Nguồn cung chủ yếu đến từ những địa phương như Sa Pa, Đà Lạt, Hà Giang... Tuy nhiên, việc nhập hoa từ xa đã làm tăng giá thành sản phẩm đáng kể. Trong những tháng tới, nếu tình hình không có chuyển biến tích cực, không chỉ giá cả mà điều này còn đặt ra nhiều thách thức cho các thương lái trong việc duy trì hoạt động kinh doanh, cũng như đáp ứng nhu cầu của người dân trong dịp Tết Nguyên Đán sắp tới.

Khánh Ly - Yến Nhi

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/lang-hoa-me-linh-do-mat-vi-mat-mua-khong-co-hoa-phuc-vu-thi-truong-20-10-20-11-172241020152622273.htm