Làng làm miến dong truyền thống Bình Lư (Lai Châu) nhộn nhịp vào vụ mới

Từ những triền đồi dong riềng xanh tốt, dưới bàn tay cần cù, chịu khó và khéo léo của người nông dân, những sợi miến dẻo thơm Bình Lư của huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã vươn xa khắp cả nước và trở thành sản phẩm nông nghiệp OCOP đặc hữu của địa phương, khi xuất hiện ngày càng nhiều trong các bữa ăn của gia đình Việt.

Làng miến truyền thống Bình Lư, huyện Tam Đường (Lai Châu) những ngày này đang nhộn nhịp vào vụ mới.

Làng miến truyền thống Bình Lư, huyện Tam Đường (Lai Châu) những ngày này đang nhộn nhịp vào vụ mới.

Từ những triền đồi dốc khô cằn trồng sắn, ngô trước đây, nhiều năm nay đồng bào các dân tộc huyện Tam Đường đã chuyển đổi sang trồng dong riềng.

Từ những triền đồi dốc khô cằn trồng sắn, ngô trước đây, nhiều năm nay đồng bào các dân tộc huyện Tam Đường đã chuyển đổi sang trồng dong riềng.

Loại cây trồng cũ mà mới này đến nay không chỉ giúp hàng trăm hộ ở địa phương thoát nghèo và còn có thu nhập khấm khá để trang trải cuộc sống.

Loại cây trồng cũ mà mới này đến nay không chỉ giúp hàng trăm hộ ở địa phương thoát nghèo và còn có thu nhập khấm khá để trang trải cuộc sống.

Đến nay, tại tỉnh Lai Châu bà con đã chuyển đổi sang trồng hàng nghìn ha dong riềng, trong đó huyện Tam Đường có gần 320ha.

Đến nay, tại tỉnh Lai Châu bà con đã chuyển đổi sang trồng hàng nghìn ha dong riềng, trong đó huyện Tam Đường có gần 320ha.

Thống kê của cơ quan chức năng địa phương, sản lượng rong củ năm nay đạt hơn 19.000, giá bán tại ruộng từ 5-6.000 đồng/kg.

Thống kê của cơ quan chức năng địa phương, sản lượng rong củ năm nay đạt hơn 19.000, giá bán tại ruộng từ 5-6.000 đồng/kg.

Trồng dong riềng mang lại hiệu quả kinh tế gấp 3 lần so với trồng lúa và trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ nông dân.

Trồng dong riềng mang lại hiệu quả kinh tế gấp 3 lần so với trồng lúa và trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ nông dân.

Để có được bột dong dẻo trong, người sản xuất phải cẩn thận từ khâu rửa nguyên liệu, xay, lọc bột và sau đó được ngâm, pha với nước sôi theo tỷ lệ thích hợp.

Để có được bột dong dẻo trong, người sản xuất phải cẩn thận từ khâu rửa nguyên liệu, xay, lọc bột và sau đó được ngâm, pha với nước sôi theo tỷ lệ thích hợp.

Niềm vui của bà con nông dân tại làng miến truyền thống Bình Lư.

Niềm vui của bà con nông dân tại làng miến truyền thống Bình Lư.

Sau khi bột miến nấu chín được đưa vào máy ép mỏng, cắt thành từng sợi để đưa lên giàn và được đưa ra ngoài trời hong phơi khô.

Sau khi bột miến nấu chín được đưa vào máy ép mỏng, cắt thành từng sợi để đưa lên giàn và được đưa ra ngoài trời hong phơi khô.

Khắp các sân phơi, khoảng trống ở Bình Lư được lấp đầy những giàn miến.

Khắp các sân phơi, khoảng trống ở Bình Lư được lấp đầy những giàn miến.

Độ dài và kích cỡ của miến được sản xuất tùy thuộc vào đơn đặt hàng và thị hiếu của người tiêu dùng.

Độ dài và kích cỡ của miến được sản xuất tùy thuộc vào đơn đặt hàng và thị hiếu của người tiêu dùng.

Sợi miến được phơi khô để có độ dẻo nhất định, trong và thơm mùi đặc trưng.

Sợi miến được phơi khô để có độ dẻo nhất định, trong và thơm mùi đặc trưng.

Sau khi phơi khô, miến được thu gom để chuẩn bị cho công đoạn đóng bao bì sản phẩm.

Sau khi phơi khô, miến được thu gom để chuẩn bị cho công đoạn đóng bao bì sản phẩm.

Để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng cả nước, bà con làng miến Bình Lư còn sáng tạo ra một số loại miến đậu xanh, đậu đen có mùi thơm đặc trưng.

Để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng cả nước, bà con làng miến Bình Lư còn sáng tạo ra một số loại miến đậu xanh, đậu đen có mùi thơm đặc trưng.

Bà con nông dân làng miến Bình Lư đóng gói sản phẩm để cất giữ, bảo quản chuẩn bị bán ra thị trường tết.

Bà con nông dân làng miến Bình Lư đóng gói sản phẩm để cất giữ, bảo quản chuẩn bị bán ra thị trường tết.

Hầu hết các sản phẩm miến đều được bảo quản cẩn thận để đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng.

Hầu hết các sản phẩm miến đều được bảo quản cẩn thận để đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng.

Sản phẩm miến dong Bình Lư hiện nay đã được địa phương công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và trở thành sản phẩm nông nghiệp đặc hữu tại địa phương.

Sản phẩm miến dong Bình Lư hiện nay đã được địa phương công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và trở thành sản phẩm nông nghiệp đặc hữu tại địa phương.

Vị thơm ngon của miến dong Bình Lư đã được người tiêu dùng biết đến và sản phẩm đã xuất hiện ở thị trường trong cả nước.

Vị thơm ngon của miến dong Bình Lư đã được người tiêu dùng biết đến và sản phẩm đã xuất hiện ở thị trường trong cả nước.

Nhờ sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn, cùng với sự cố gắng của người sản xuất, miến dong Bình Lư đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường và ngày càng được nhiều người ưa chuộng, tin dùng.

Nhờ sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn, cùng với sự cố gắng của người sản xuất, miến dong Bình Lư đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường và ngày càng được nhiều người ưa chuộng, tin dùng.

Nhờ nghề truyền thống làm miến, cuộc sống và diện mạo bản làng xã Bình Lư, huyện Tam Đường (Lai Châu) đã có nhiều đổi thay và đang xây dựng trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu ở vùng cao.

Nhờ nghề truyền thống làm miến, cuộc sống và diện mạo bản làng xã Bình Lư, huyện Tam Đường (Lai Châu) đã có nhiều đổi thay và đang xây dựng trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu ở vùng cao.

Khắc Kiên/VOV-Tây Bắc

Nguồn VOV: https://vov.vn/kinh-te/lang-lam-mien-dong-truyen-thong-binh-lu-lai-chau-nhon-nhip-vao-vu-moi-post1132403.vov