Làng nghề mây, tre Phú Vinh: Một thế kỷ gìn giữ nét tinh hoa

Trải qua hàng trăm năm phát triển, làng nghề mây, tre đan Phú Vinh, xã Phú Nghĩa (Chương Mỹ) luôn giữ được những giá trị truyền thống mà ông cha để lại, đồng thời phát huy sáng tạo đưa sản phẩm làng nghề dần đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật đan mây, tre Việt Nam.

Nghề mây tre đã mang lại việc làm cho hàng nghìn lao động

Nghề mây tre đã mang lại việc làm cho hàng nghìn lao động

Vốn là vùng quê chiêm trũng, Phú Vinh thuận lợi cho việc trồng cây mây, cây tre. Nhiều người dân làm nghề Phú Vinh gắn bó và thuộc tính từng sợi mây, cây tre từ rất lâu đời. Theo nghề cha truyền, con nối dần dần nghề mây, tre đan phát triển trở thành nghề truyền thống cả làng. Nét đặc trưng trong sản phẩm mây tre đan truyền thống Phú Vinh là hình dáng tuy đơn giản, mộc mạc nhưng kỹ thuật sản xuất lại rất tinh xảo, đòi hỏi sự công phu của những đôi bàn tay tài hoa, khéo léo.

Sản phẩm thủ công mĩ nghệ mang tính nghệ thuật cao

Sản phẩm thủ công mĩ nghệ mang tính nghệ thuật cao

Chẻ nan cũng đòi hỏi người có tay nghề cao

Chẻ nan cũng đòi hỏi người có tay nghề cao

Hàng trăm sản phẩm đồ trang sức được làm bằng mây, tre

Hàng trăm sản phẩm đồ trang sức được làm bằng mây, tre

Đến với làng nghề Phú Vinh, được tận mắt chứng kiến mới thấy hết những sản phẩm mây, tre đan đẹp, tinh xảo với hàng trăm mẫu mã, thể loại khác nhau. Không chỉ làm ra những vật dụng gia đình, mộc mạc đậm chất làng quê như: Khay, đĩa, rổ, rá, dần sàng, túi xách, cơi trầu… mà những sản phẩm nội thất, đồ trang trí rất hấp dẫn như: Bàn ghế, bình hoa, chao đèn, lọ lộc bình, khung ảnh. Ngày nay, người dân Phú Vinh còn làm ra những đồ lưu niệm, đồ trang sức đòi hỏi tay nghề kĩ thuật cao như: Chim bay, cá lượn, tranh chân dung, hoành phi câu đối, chao đèn, lu nước... Qua trí tưởng tượng và bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, các sản phẩm thành hình mang trọn nét độc đáo và đặc trưng riêng của Phú Vinh.

Thu nhập bình quân 4-5 triệu cho mỗi lao động

Thu nhập bình quân 4-5 triệu cho mỗi lao động

Đan vòng trang sức bằng mây

Đan vòng trang sức bằng mây

Các bạn trẻ tham gia công đoạn hoàn thiện cho đồ trang sức

Các bạn trẻ tham gia công đoạn hoàn thiện cho đồ trang sức

Các công đoạn sản xuất mây, tre đan rất cầu kỳ, ông Nguyễn Văn Chiến 85 tuổi, người đã có 50-60 năm trong nghề chia sẻ: Phải biết chọn nguyên liệu ưng ý rồi tuốt, phơi, chẻ nan… Sau đó, nguyên liệu sẽ được sấy khói rơm, hoặc phơi nắng để có màu đẹp tự nhiên, cuối cùng mới đến tay người thợ đan thành sản phẩm. Theo ông Chiến, chẻ nan là một kỹ thuật khó, đòi hỏi người thợ có tay nghề cao. Tùy theo từng sản phẩm mà người thợ có cách chẻ nan riêng, sợi nan lúc thì chẻ thành từng ống tròn nhỏ, lúc chẻ thành những nan mỏng. Trước đây, tất cả các công đoạn đều làm bằng tay, nhưng đến nay chẻ nan được máy hỗ trợ, nhưng sau đó con người vẫn phải tuốt lại để có những sợi nan mượt mà, phẳng bóng.

Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Văn Tĩnh với tác phẩm: Đèn đan vân mây

Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Văn Tĩnh với tác phẩm: Đèn đan vân mây

Ngôi nhà làm bằng mây, tre của nghệ nhân Ưu tú Hoàng Văn Hạnh đón Công chúa Thụy Điển

Ngôi nhà làm bằng mây, tre của nghệ nhân Ưu tú Hoàng Văn Hạnh đón Công chúa Thụy Điển

Công chúa Thụy Điển rất thích thú với ngôi nhà bằng mây, tre

Công chúa Thụy Điển rất thích thú với ngôi nhà bằng mây, tre

Nói về đặc sắc của làng nghề, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Tĩnh cho biết, làng nghề mây tre đan Phú Vinh nổi tiếng bởi vì chất, kĩ năng, kĩ thuật cũng như các đường đan đặc biệt tỉ mỉ, cầu kì. Với khả năng sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo, các nghệ nhân Phú Vinh đã tạo ra hàng trăm cách đan khác nhau như: Đan xương cá, kết hình hoa và kết màu sắc, tạo hình hoa văn nổi trên nhiều mẫu sản phẩm tinh xảo… có tính thẩm mỹ cao.

Thiếu nữ với tà áo dài truyền thống cùng túi xách

Thiếu nữ với tà áo dài truyền thống cùng túi xách

Sản phẩm Lu nước của Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Văn Hạnh

Sản phẩm Lu nước của Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Văn Hạnh

Để phù hợp với thị hiếu của thị trường, trong thời gian qua một số cơ sở sản xuất trong thôn đã chủ động thay đổ hướng sản xuất. Từ các sản phẩm đồ gia dụng chuyển sang sản xuất các sản phẩm thủ công mĩ nghệ đồ trang trí, trang sức và các sản phẩm phục vụ du lịch vừa giữ được nghề lại tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương. Ông Tĩnh cho rằng, với nghề mây tre đan để làm ra những sản phẩm thủ công mĩ nghệ cao cấp tinh xảo và mang tình nghệ thuật cao phải do những người thợ có bàn tay tài hoa, óc sáng tạo tận tâm với nghề mới làm nên được. Bên cạnh đó biết kết hợp cái truyền thống với kiến thức khoa học hiện đại như thiết kế, phối màu tạo ra cái khỏe khoắn của tre và cái mềm mại của mây mang lại nhưng nét rất riêng cho dòng sản phẩm của hướng tới khách du kịch và thị trường xuất khẩu.

Hoàn thành những công đoạn cuối cùng trước khi xuất khẩu

Hoàn thành những công đoạn cuối cùng trước khi xuất khẩu

Nhận thấy sức tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa không cao, Cơ sở sản xuất mây tre đan Hân Hạnh và một số công ty mây tre đan Phú Vinh đã hướng đến khách hàng là du khách nước ngoài, từ đó quảng bá sản phẩm vào những thị trường như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha... Từ khi thâm nhập được vào thị trường nước ngoài, mỗi tháng trung bình Cơ sở sản xuất mây tre đan Hân Hạnh, hay Công ty TNHH mây tre đan Việt Quang xuất được hàng vạn sản phẩm (mỗi sản phẩm từ 10 nghìn đến trên 1 triệu đồng), doanh thu mỗi tháng từ 1 đến 3 tỷ đồng.

Du khách nước ngoài rất thích thú với sản phẩm mây tre đan

Du khách nước ngoài rất thích thú với sản phẩm mây tre đan

Mây tre đan đã trở thành nghề truyền thống, đảm bảo giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho một lượng lớn người lao động, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc, cốt cách làng nghề mà cha ông để lại cho người dân Phú Vinh.

Phạm Tiệp

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/lang-nghe-may-tre-phu-vinh-mot-the-ky-gin-giu-net-tinh-hoa-122893.html