Làng nghề sản xuất mứt gừng Mỹ Chánh tất bật vào vụ tết

Những ngày này, các cơ sở sản xuất mứt gừng truyền thống ở làng Mỹ Chánh (xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) trở nên nhộn nhịp, đỏ lửa từ sáng đến tối tất bật làm mứt gừng phục vụ thị trường dịp tết.

Làng nghề mứt gừng Mỹ Chánh hối hả vào vụ tết

Làng nghề mứt gừng Mỹ Chánh hối hả vào vụ tết

Đến hẹn lại lên, cứ đến khoảng đầu tháng 11 âm lịch là người dân làng Mỹ Chánh lại tất bật chuẩn bị nguyên liệu, thuê nhân công để làm mứt gừng. Trong nhiều năm qua, nghề làm mứt gừng dịp tết đã và đang giúp người dân nơi đây có nguồn thu nhập khá vào dịp tết cũng như cải thiện cuộc sống.

Bà Võ Thị Tâm (xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị): “Đây là nghề truyền thống của gia đình từ lâu đời và đến nay vẫn được duy trì. Trung bình mỗi ngày sản xuất từ 1 đến 1,5 tấn gừng”

Bà Võ Thị Tâm (xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị): “Đây là nghề truyền thống của gia đình từ lâu đời và đến nay vẫn được duy trì. Trung bình mỗi ngày sản xuất từ 1 đến 1,5 tấn gừng”

Mỗi vụ tết gia đình bà Tâm đưa ra thị trường từ 30 đến 40 tấn mứt gừng với giá bán từ 40.000 – 60.000 đồng/kg. Tạo việc làm cho gần 50 lao động địa phương, với thu nhập từ 200.000 – 250.000 đồng/người/ngày.

Mứt gừng Mỹ Chánh nức tiếng gần xa và được thị trường ưa chuộng vì được sản xuất hoàn toàn theo phương thức thủ công truyền thống. Gừng sau khi mua về được cạo, rửa sạch, cắt lát mỏng rồi cho vào thùng nước sôi pha với nước cốt chanh để ngâm, việc này giúp lát gừng giữ được hương vị cùng màu sắc.

Mứt gừng Mỹ Chánh nức tiếng gần xa và được thị trường ưa chuộng vì được sản xuất hoàn toàn theo phương thức thủ công truyền thống. Gừng sau khi mua về được cạo, rửa sạch, cắt lát mỏng rồi cho vào thùng nước sôi pha với nước cốt chanh để ngâm, việc này giúp lát gừng giữ được hương vị cùng màu sắc.

Sau đó, người dân dùng đường trắng để ngào. Tỷ lệ đường phải phù hợp để có được mẻ mứt khi ra lò thơm, cay nồng và không quá ngọt.

Sau đó, người dân dùng đường trắng để ngào. Tỷ lệ đường phải phù hợp để có được mẻ mứt khi ra lò thơm, cay nồng và không quá ngọt.

Công đoạn rim gừng được thực hiện bằng bếp củi. Trong suốt quá trình, để mứt gừng không bị cháy, đóng cục, người thợ phải đảo đều tay và giữ độ lửa cho đều.

Công đoạn rim gừng được thực hiện bằng bếp củi. Trong suốt quá trình, để mứt gừng không bị cháy, đóng cục, người thợ phải đảo đều tay và giữ độ lửa cho đều.

Mứt gừng rim xong được đổ ra nơi thông thoáng rồi dùng đũa để tách không để các lát dính vào nhau

Mứt gừng rim xong được đổ ra nơi thông thoáng rồi dùng đũa để tách không để các lát dính vào nhau

Bà Nguyễn Thị Hằng (làng Mỹ Chánh, xã Hải Chánh) chia sẻ: “Sản phẩm mứt gừng Mỹ Chánh ngoài nguồn nguyên liệu đảm bảo, mứt gừng không dùng chất tẩy, chất bảo quản mà chỉ dùng chanh và đường nên luôn thơm ngon, cay nồng”

Bà Nguyễn Thị Hằng (làng Mỹ Chánh, xã Hải Chánh) chia sẻ: “Sản phẩm mứt gừng Mỹ Chánh ngoài nguồn nguyên liệu đảm bảo, mứt gừng không dùng chất tẩy, chất bảo quản mà chỉ dùng chanh và đường nên luôn thơm ngon, cay nồng”

Mứt gừng thành phẩm được đóng gói

Mứt gừng thành phẩm được đóng gói

Một du khách hào hứng tham gia làm mứt gừng

Một du khách hào hứng tham gia làm mứt gừng

Mỗi năm, tại Mỹ Chánh có khoảng 20 đến 22 hộ tham gia làm mứt gừng dịp tết. Trải qua nhiều thăng trầm, người dân đã tạo được chỗ đứng cho mứt gừng Mỹ Chánh trên thị trường, tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.

NGUYỄN HOÀNG

Nguồn SGGP: http://sggp.org.vn/lang-nghe-san-xuat-mut-gung-my-chanh-tat-bat-vao-vu-tet-711746.html