Lao động ngoài trại giam để phạm nhân có kỹ năng nghề, tái hòa nhập cộng đồng

Chiều 22/03, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam. Thiếu tướng Trần Văn Thiện, Phó Cục trưởng Cục C10, Bộ Công an sẽ thông tin thêm về mục tiêu cũng như nội dung chính của Dự thảo nghị quyết.

Phóng viên KHẮC PHỤC: Thưa Thiếu tướng, mô hình tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam đã được Bộ Công an thí điểm trước khi Luật Thi hành án hình sự 2019 có hiệu lực, sau đó kết thúc. Vậy ông có thể cho biết, những cơ sở nào mà Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết về vấn đề này trong bối cảnh hiện nay?”

Thiếu tướng TRẦN VĂN THIỆN - Phó Cục trưởng Cục C10, Bộ Công an: Trước hết phải nói chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là người bị kết án phạt tù thì phải được giam giữ các cơ sở giam giữ và phải được lao động học tập để trở thành người có ích cho xã hội. Căn cứ vào cái công tác thực tiễn trong cái việc là quản lý thi hành án phạt tù hiện nay cho thấy công tác tổ chức lao động hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân của chúng tôi là cũng gặp rất nhiều khó khăn. Tình hình tội phạm và diễn biến hết sức phức tạp và người bị kết án phạt tù đưa vào các cái cơ sở giam giữ ngày càng tăng. Do đó nó cũng gây những cái áp lực cho công tác tổ chức lao động. Hướng hiệp dạy nghề vốn đã gặp nhiều khó khăn lại càng khó khăn. Trong khi đó thì hầu hết các trại giam đều đóng quân ở các cái địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn trong trại thì các cái ngành nghề lao động chủ yếu của phạm nhân hiện nay là các cái ngành nghề đơn giản, ít có khả năng trở thành các cái kỹ năng và cái nghề thường xuyên để sau này phạm nhân ấy khi tái hòa nhập cộng đồng để có thể dễ dàng xin được việc làm. Từ những lý do trên thì Chính phủ đã nhận thấy việc đề xuất Quốc hội ban hành Nghị quyết thí điểm mô hình tổ chức lao động hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm vi ngoài trại giam tại thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết và cấp bách.”

Phóng viên KHẮC PHỤC: “Để được Quốc hội thông qua, dự thảo Nghị quyết có những quy định gì để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của phạm nhân khi lao động, thưa Phó Cục trưởng?”

Thiếu tướng TRẦN VĂN THIỆN - Phó Cục trưởng Cục C10, Bộ Công an: Dự thảo nghị quyết do Bộ Công an chủ trì xây dựng, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội có quy định phạm nhân tham gia hoạt động lao động hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam phải trên cơ sở là bình đẳng, tự nguyện và được trả công, có quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự. Quy định này cũng rất tương thích với các cái điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đặc biệt là Công ước ILO số 29 về lao động cưỡng bước và Công ước ILO số 105 về loại bỏ lao động cưỡng bức, theo đó thì phạm nhân được đảm bảo đầy đủ các quyền lợi theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.”

Phóng viên KHẮC PHỤC: "Một vấn đề được các nhà lập pháp quan tâm, đó là đảm bảo an ninh, an toàn tại các Khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam. Vậy các Khu này sẽ phải được tổ chức như thế nào, phải đảm bảo những điều kiện gì, thưa Thiếu tướng?"

Thiếu tướng TRẦN VĂN THIỆN - Phó Cục trưởng Cục C10, Bộ Công an: Chúng tôi đặt lên, đây là cái điều kiện đầu tiên trong việc thực hiện cái mô hình thí điểm trại giam sẽ chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch trực tiếp quản lý và giám sát khu lao động hướng nghiệp, dạy nghề của trại giam do trại giam quản lý và các cái khu dạy nghề này thì phải đảm bảo các cái điều kiện để cho phạm nhân ấy là lao động học nghề và tổ chức cải tạo. Ở đây cũng giống như là đối với lại cơ sở giam giữ. Khu lao động hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam trước hết phải được cơ quan quản lý thi hành án hình sự của Bộ Công an là thẩm định, ra quyết định thành lập, thì trại giam sẽ ký kết hợp đồng với tổ chức, cá nhân để sắp xếp và bố trí lực lượng cán bộ, chiến sĩ cũng như là phạm nhân đồng thời cũng phải gửi văn bản để thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, sát nhân dân cấp tỉnh và Công an huyện nơi tổ chức lao động cho phạm nhân và các đơn vị liên quan để làm sao kiểm tra, kiểm soát và giám sát, phối hợp chặt chẽ khi có yêu cầu.”

Trân trọng cám ơn ông đã trả lời phỏng vấn của THQHVN!

Thực hiện : Khắc Phục Trương Tùng

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/lao-dong-ngoai-trai-giam-de-pham-nhan-co-ky-nang-nghe-tai-hoa-nhap-cong-dong