Lão Nhai xưa – Lào Cai nay

Tên Lão Nhai bắt nguồn từ địa danh khu 'phố cổ', từ ngàn xưa đã là cầu nối giao thương của ải Bảo Thắng Quan, thuộc châu Thủy Vĩ, phủ Quy Hóa, trấn Hưng Hóa - 1 trong 3 cửa ải lớn ở phía Bắc luôn được các triều đại phong kiến Việt Nam đặc biệt quan tâm. Cuối thế kỷ XIX, sau khi chiếm đóng 'Lão Nhai', thực dân Pháp sớm nhận ra lợi thế của vùng đất này vì được ví như cầu nối trên 'con đường tơ lụa' giữa phía Tây Trung Hoa với An Nam và xứ Đông Dương.

Phố Lão Nhai không chỉ thu lợi cho xứ Đông Dương mà còn mở rộng ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân tới miền Tây Nam rộng lớn của Trung Hoa. Đầu năm 1902, Toàn quyền Đông Dương Paul Doume ra Sắc lệnh thành lập Đô thị Laokay bao gồm khu phố Lão Nhai và khu mới Cốc Lếu, định hình nên thủ phủ Đạo quan binh số 4 Laokay.

Ngày 12/7/1907, Toàn quyền Đông Dương Paul Beau ký sắc lệnh thành lập tỉnh dân sự Laokay.

Ngày 12/7/1907, Toàn quyền Đông Dương Paul Beau ký sắc lệnh thành lập tỉnh dân sự Laokay.

Ngày 12/7/1907, Toàn quyền Đông Dương Paul Beau ký sắc lệnh: Chuyển Đạo quan binh 4 Laokay thành tỉnh dân sự Laokay và phố cổ Lão Nhai xưa thành trung tâm đô thị của tỉnh có tên trên bản đồ Đông Dương thuộc Pháp. Đặc biệt, Khu đô thị Laokay từ lâu được giới am hiểu phong thủy coi là vùng đất “càn phong, tụ thủy” - nơi ngăn gió, đựng nước, nằm ở vị trí ngã ba sông Hồng và sông Nậm Thi giàu tiềm năng.

Trải qua thăng trầm lịch sử, vùng biên ải Lão Nhai xưa, đến Laokay thời thuộc Pháp, Lao Cai sau ngày nước nhà độc lập và nay là tỉnh Lào Cai là quá trình đoàn kết đấu tranh không mệt mỏi của các thế hệ người Lào Cai. Lịch sử đặt lên vai các dân tộc vùng đất ngã ba sông, nơi biên ải Tây Bắc của đất nước sống hòa hợp cùng núi rừng trùng điệp, trù phú luôn đoàn kết trong lao động sản xuất, nhưng luôn phải cảnh giác trước âm mưu xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc và chủ nghĩa thực dân đế quốc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước nhà độc lập, do hoàn cảnh đặc biệt nên vùng biên ải nơi đây không có khởi nghĩa giành chính quyền cùng cả nước. Đến ngày 18/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Lao Cai thông báo nước nhà đã giành độc lập, kêu gọi đồng bào các dân tộc chung sức cùng cả nước giữ gìn nền độc lập. Bức thư Bác gửi được đoàn cán bộ Việt Minh mang lên các địa phương tuyên truyền, giác ngộ, tổ chức cơ sở cách mạng và thành lập Ủy ban hành chính kháng chiến địa phương. Từ đây, tên tỉnh Lao Cai chính thức được ghi trong các văn bản của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thay cho tên tỉnh Laokay.

Một khu phố của đô thị LaoKay những năm đầu thế kỷ XIX.

Một khu phố của đô thị LaoKay những năm đầu thế kỷ XIX.

Trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, với vị trí nằm trên vùng biên giới Việt - Trung, trong đó có cửa khẩu quốc tế là cầu nối quan trọng giữa nước ta với Trung Quốc và các nước châu Âu, Đảng bộ, chính quyền, quân, dân các dân tộc Lao Cai đã hoàn thành sứ mệnh đón nhận, trung chuyển hàng viện trợ từ Liên Xô, Trung Quốc và phe xã hội chủ nghĩa cho cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng thời củng cố, xây dựng hậu phương lớn miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước theo lời Bác Hồ căn dặn trong thư gửi đồng bào Lao Cai tháng 10/1945 và khi Người lên thăm Lao Cai ngày 23, 24 tháng 9 năm 1958.

Đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, chấp hành chủ trương của Trung ương, tháng 1/1976, ba tỉnh Lao Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ sáp nhập thành tỉnh Hoàng Liên Sơn, trung tâm tỉnh lỵ đóng tại thị xã Lao Cai. Trước tình hình mới trên tuyến biên giới Việt - Trung, năm 1979, tỉnh lỵ chuyển về thị xã Yên Bái, từ đây, các địa phương của Lao Cai bước vào thời kỳ xây dựng “pháo đài” biên giới, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Sau hơn 10 năm gian khổ trụ vững nơi biên ải, bước vào thời kỳ đổi mới đất nước, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII đã Nghị quyết lập lại tỉnh với tên gọi mới là Lào Cai. Ngày 1/10/1991, các cơ quan tỉnh mới chính thức đi vào hoạt đông, mở ra chương mới trong xây dựng lại vị thế Lao Cai xưa. Ba thập kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, với quyết tâm xây dựng lại quê hương Lào Cai to đẹp, giàu mạnh, vững vàng nơi biên giới phía Tây Bắc Tổ quốc đã thôi thúc ý chí và khát vọng vươn lên của mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Sau tái lập tỉnh năm 1991, Lào Cai vượt qua những khó khăn, thách thức, chuyển mình mạnh mẽ từ vùng đất nghèo khó, đổ nát sau chiến tranh, trở thành vùng động lực phát triển, điểm sáng ở khu vực Tây Bắc.

Sau tái lập tỉnh năm 1991, Lào Cai vượt qua những khó khăn, thách thức, chuyển mình mạnh mẽ từ vùng đất nghèo khó, đổ nát sau chiến tranh, trở thành vùng động lực phát triển, điểm sáng ở khu vực Tây Bắc.

Sau khi tái lập, tỉnh đối mặt với muôn vàn khó khăn, thách thức, tuy nhiên Lào Cai đã sớm xác định lộ trình, bước đi phù hợp bằng những quyết sách táo bạo và đầy sáng tạo trong suốt 7 nhiệm kỳ (từ nhiệm kỳ X đến nhiệm kỳ XVI). Mỗi giai đoạn, Đảng bộ tỉnh Lào Cai luôn nhận thức rõ và đưa ra những chủ trương, quyết sách vừa cụ thể, vừa mang tầm chiến lược.

Trên cơ sở xác định đúng đắn chiến lược phát triển, lộ trình và bước đi phù hợp, cùng với sự nỗ lực, tinh thần đoàn kết, quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của cộng đồng các doanh nghiệp và Nhân dân, Lào Cai đã đạt được thành tựu to lớn, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục duy trì ở mức cao, bình quân giai đoạn 1991 - 2020 đạt khoảng 10%/năm; GRDP bình quân đầu người gấp hơn 100 lần; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn gấp hơn 250 lần. An ninh lương thực trong tỉnh được đảm bảo, tổng sản lượng lương thực có hạt tăng gấp gần 4 lần. Riêng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2020 đạt trên 37.000 tỷ đồng, tăng gấp 680 lần so với năm 1991…

Không gian đô thị thành phố Lào Cai được mở rộng, chất lượng xây dựng và kiến trúc cảnh quan ngày càng được nâng cao, góp phần thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Không gian đô thị thành phố Lào Cai được mở rộng, chất lượng xây dựng và kiến trúc cảnh quan ngày càng được nâng cao, góp phần thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thực hiện mục tiêu nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Lào Cai qua các thời kỳ, đặc biệt là 7 chương trình công tác trọng tâm, 29 đề án, nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XIII; bên cạnh đó là Chương trình 135/CP của Chính phủ dành cho vùng đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn, vùng đồng bào dân tộc đã dần khởi sắc.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, nâng cấp tương đối đồng bộ, mạng lưới đô thị phát triển nhanh chóng. Diện mạo khu vực nông thôn có nhiều khởi sắc, 100% xã và 98% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm; 100% xã có hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin; 97% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; 95% hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; có 62/127 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 3 xã đạt xã nông thôn mới nâng cao...

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai khóa XVI đã cụ thể hóa các mục tiêu, định hướng bằng 18 đề án trọng tâm cùng với 24 mục tiêu, 7 nhiệm vụ trọng tâm, 9 nhóm giải pháp và 2 lĩnh vực đột phá thực hiện đến năm 2025.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai khóa XVI đã cụ thể hóa các mục tiêu, định hướng bằng 18 đề án trọng tâm cùng với 24 mục tiêu, 7 nhiệm vụ trọng tâm, 9 nhóm giải pháp và 2 lĩnh vực đột phá thực hiện đến năm 2025.

Sau 115 năm thành lập, trải qua những thăng trầm của lịch sử, phát huy thành tựu mà các thế hệ người Lào Cai đã tạo lập được qua gian nan, thách thức, hôm nay, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (tháng 10/2020) đã đề ra đó là đưa Lào Cai từ một tỉnh nghèo nhất của cả nước vươn lên trở thành tỉnh đứng đầu khu vực Tây Bắc và tốp đầu trong 14 tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc.

Nguồn Lào Cai: http://www.baolaocai.vn/bai-viet/358334-lao-nhai-xua--lao-cai-nay