Lão nông nhặt được khúc gỗ hình 'não heo', tặc lưỡi đem bán với giá rẻ mạt: Khi biết giá trị thật, ông hối hận không kịp!
Sau khi biết giá trị thật của khúc gỗ xấu xí kia, ông lão không khỏi tiếc nuối vì đánh mất cơ hội 'ngàn năm có một.
Ở một số vùng quê vẫn còn thói quen lên núi chặt củi, đặc biệt là những người già không quen với những chiếc bếp ga. Một cụ già nhặt được một cục gỗ lạ khi lên núi, sau khi nhìn kỹ, ông phát hiện ra khúc gỗ này thực ra hơi giống với những đường vân trên não heo.
Ông lão thấy lạ nên không dùng khúc gỗ này làm củi nữa. Sau đó, ông tìm gặp một thanh niên cùng làng làm nghề buôn bán gỗ. Người thanh niên xem qua và nói với ông rằng anh ta muốn mua lại nó. Lão nông không ngần ngại bán lại với giá rẻ. Tuy nhiên sau khi biết giá trị thật ông hối hận cũng không kịp.
Kết cấu của khúc gỗ rất kỳ dị, đặc biệt đối với những người mắc hội chứng sợ lỗ. Sau khi gạt bỏ những lớp bụi bẩn ở bên ngoài, người ta thấy rằng bề mặt của khúc gỗ bắt đầu thay đổi và trở nên bóng bẩy hơn. Hóa ra, đây là gỗ của cây nhai bách.
Lúc đó gã mua gỗ chỉ cần bỏ ra mấy trăm tệ đã mua được, quả thật ông đã lỗ nặng vì đây là loại gỗ cực kỳ quý.
Nhai bách được các nhà thực vật học gọi là cây hạt trần quý giá nhất trên thế giới, thuộc họ lá kim, quả hình cầu, cành và lá giống cây bách. Vỏ của cây có màu nâu xám hoặc nâu, cành dày đặc và tán lá rộng.
Tuy nhiên, cây nhai bách được đề cập trong giới chuyên môn không chỉ là một "loài cây" đơn thuần, nó dùng để chỉ rễ hoặc thân của cây mọc ở các vách đá có kiểu sinh trưởng kỳ lạ và bị phong hóa trong nhiều năm.
Đặc biệt, phần rễ và thân cây nhai bách đã chết trong các vết nứt trên đá ở dãy núi Thái Hành Sơn ở phía Bắc Trung Quốc có giá trị hơn cả. Môi trường sinh trưởng khắc nghiệt khiến số lượng cây sống sót chỉ có 1/1000, chúng bị gió mạnh tác động tạo thành hình dạng cong và uyển chuyển. Cũng nhờ vậy, mật độ gỗ cực cao, cây nhiều dầu và có mùi thơm dịu hơn.
Nhai bách là một loại cây hoàn toàn tự nhiên có số lượng ít và không thể tái tạo. Đặc biệt là nhai bách mọc trên các vách đá, số lượng tương đối ít. Gỗ nhai bách màu nâu nhạt, thường được gọi là "nguyên liệu lâu đời", đã trải qua nắng gió hàng trăm nghìn năm, mùi ổn định và hương thơm rất dễ chịu.
Hương thơm của cây nhai bách được ví là báu vật quý giá do tự nhiên để lại qua hàng trăm, hàng nghìn năm.
Chuyên gia sưu tầm Ngụy Lỗi đã ca ngợi loai gỗ đặc biệt này như sau: "Cây nhai bách có hình dạng quả lựu đạn rất khan hiếm, xác suất 1/100. Chúng thường sống trong môi trường rất khắc nghiệt. Trong những điều kiện như vậy, sức sống của cây bền bỉ hơn, các cây nhai bách tìm thấy ở đây cũng rất hiếm".