Lấy CO2 từ khí quyển có lợi ích gì?
Mỗi năm chúng ta thải hàng chục tỷ tấn carbon dioxide (CO2) vào khí quyển. Trong bối cảnh các thử nghiệm giảm thiểu phát thải CO2 còn rất hạn chế, có thể nói biến đổi khí hậu trở thành vấn đề ngày càng nghiêm trọng, mang tính toàn cầu.
Một trong nhiều ý tưởng ngăn biến đổi khí hậu là rút CO2 trực tiếp từ khí quyển. Những nghiên cứu được công bố trên tạp chí điện tử “Nature Communication” (Anh) đã thử đánh giá ảnh hưởng tiềm tàng của quá trình rút khí CO2 này.
Câu hỏi đặt ra là việc rút CO2 từ khí quyển thực sự có ý nghĩa hay không?
Các nhà khoa học đánh giá 2 công nghệ lấy trực tiếp và lưu trữ CO2 từ không khí (DACCS), đang được phát triển. Đặc biệt họ lưu ý đến khả năng lưu trữ và sử dụng năng lượng của 2 phương pháp này.
Ước tính, sau khi triển khai đầy đủ 2 công nghệ này, mỗi năm chúng ta có thể loại bỏ trung bình 1,5 tỷ tấn CO2 từ không khí. Đây là sự sụt giảm đáng kể về số lượng, nhưng sẽ tốn kém khá nhiều về năng lượng sử dụng.
Cả hai phương pháp DACCS đều sử dụng chất hấp thu, tức là hợp chất có khả năng “cầm tù” các phân tử khác. Một phương pháp sử dụng chất hấp thu dựa trên cơ sở nước ở dạng lỏng, trong khi phương pháp thứ hai sử dụng chất hấp thu từ ammoniac.
Để thu nhận carbon dioxide trên quy mô lớn, việc phát triển các chất hấp thu này về số lượng là cần thiết.
Việc triển khai các công nghệ này có thể làm giảm chi phí giảm thiểu phát thải CO2 trong vòng 10 năm tới. Bởi vì các quá trình không thể thực hiện một cách đột ngột. Các nhà khoa học cảnh báo rằng, đây là sự may rủi mà chúng ta không nhất thiết phải trả giá.
“Các phân tích của chúng tôi cho thấy về mặt lý thuyết DACCS có thể là yếu tố giúp đạt được Thỏa thuận Paris, bằng cách giảm hơn một nửa giá phát thải CO2 vào năm 2030.
Phân tích cũng nhấn mạnh về nguy cơ liên quan đến chiến lược dài hạn làm nhẹ các hậu quả biến đổi khí hậu, với giả định rằng DACCS được cung cấp và có thể triển khai nhanh” – nhóm nghiên cứu viết trên tạp chí điện tử “Nature Communication” như vậy.
Các nhà khoa học cho rằng cần đầu tư cho phát triển công nghệ lấy CO2 từ không khí, tuy nhiên không thể làm ảnh hưởng đến các phương pháp giảm thiểu phát thải khí nóng khác.
Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/khoa-hoc/lay-co2-tu-khi-quyen-co-loi-ich-gi-4023389-b.html