Lấy tầm nhìn để xây dựng chiến lược
Các chuyên gia cho rằng những biến động trong nền kinh tế gần đây khiến các doanh nghiệp đang phải thay đổi chiến lược để thích nghi.
Ngày 16/6, buổi tọa đàm "CEO - Nghệ thuật bất biến ứng vạn biến" được tổ nhằm mục đích cung cấp góc nhìn cho những nhà lãnh đạo, tìm ra phương hướng phát triển phù hợp. Tại sự kiện, các diễn ra đã có cơ hội thảo luận về vai trò của quản trị chiến lược.
Vai trò của quản trị chiến lược
Tại buổi tọa đàm, câu hỏi đầu tiên được đặt ra cho các diễn giả là vấn đề về tầm nhìn. Tại sao các doanh nghiệp chưa thể nhìn thấy được một bức tranh tổng thể và đưa ra kế hoạch dài hạn hơn là điều khiến nhiều người trăn trở.
Bà Đặng Thúy Hà, Đại diện bộ phận Nghiên cứu Người tiêu dùng Nielsen của Việt Nam cho rằng vấn đề nằm ở khâu khảo sát thị trường. Doanh nghiệp cần phải hiểu mình trước khi đưa ra các quyết định mở rộng. Bà lấy Sunhouse là một trường hợp có thể được đưa ra phân tích để hiểu tầm quan trọng của chiến lược, thị trường và định vị thương hiệu. Qua đó, bà Thúy Hà chỉ ra rằng chiến lược cụ thể nằm trong đầu vào của doanh nghiệp, nó quan trọng như việc đo lường, tìm kiếm tệp khách hàng, khảo sát thị phần, nguồn hàng.
“Lựa chọn sân chơi là một bước đi quan trọng của Sunhouse. Họ nhắm thẳng vào thiết bị gia dụng trong nhà bếp. Họ bám sát với định hướng này và liên tục phát triển trong nhiều năm. Để có được điều đầu ra tốt như hiện nay, họ đã phải lựa chọn đầu vào rất kỹ lưỡng, trong đó bao gồm chiến lược, khách hàng, ngành hàng”, Đại diện bộ phận Nghiên cứu Người tiêu dùng Nielsen của Việt Nam cho biết
Về yếu tố chiến lược, PGS.TS Hà Sơn Tùng (Trưởng khoa Quản trị Kinh Doanh, ĐH Kinh tế Quốc dân) nhận định đây là điều doanh nghiệp nào cũng đã có nhưng việc gọi tên ra, thực hành nghiên cứu sâu hơn và bám sát với chiến lược, mục tiêu.
“Có nhiều lí do khiến doanh nghiệp chưa thể phát triển hay nhìn thấy những bức tranh rộng hơn. Có những nơi còn thiếu kinh nghiệm trên thương trường, có người khác lại chỉ dựa vào kinh nghiệm. Tuy nhiên, dù là đối tượng nào họ cũng chưa chắc nắm vững và sử dụng được các công cụ quản trị chiến lược”, PGS.TS Hà Sơn Tùng chia sẻ.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh việc thực hiện chiến lược không thể theo cách thử nghiệm duy ý chí, sai đến đâu sửa đến đó. Các doanh nghiệp hoàn toàn dựa vào những cơ sở đến từ khảo sát, thống kê về thị trường cũng như học hỏi từ các doanh nghiệp đi trước. Đặc biệt, hiểu và làm đúng những nguyên lý cơ bản là ưu tiên hàng đầu.
Làm thế nào để xây dựng chiến lược
Ông Nguyễn Đức Sơn (Chuyên gia chiến lược quản trị) chia sẻ rằng trong quá trình 15 năm làm việc với các doanh nghiệp, ông gặp nhiều trường hợp ngộ nhận kiến thức cơ bản về quản trị chiến lược. Điều này khiến cho rất ít người làm tốt việc quản trị và càng ít doanh nghiệp hoàn thành xuất sắc điều này.
“Đặc điểm doanh nghiệp ở Việt Nam là nắm bắt xu hướng nhanh, thích nghi tốt nhưng thường quên mất đi tầm quan trọng của các nguyên lý cơ bản. Vì vậy, họ chưa thể nhìn nhận ra được một bức tranh lớn hơn, đưa ra chiến lược, định hướng cho doanh nghiệp”, ông Đức Sơn cho biết.
Vị chuyên gia này cũng cho rằng quản trị chiến lược tốt giúp các doanh nghiệp nhìn nhận được giá trị của mình có thể đem tới cho khách hàng. Không chỉ dừng lại ở đó, doanh nghiệp còn có thể hướng tới các mục đích lớn lao hơn. Chẳng hạn, các doanh nghiệp còn đưa ra việc quản trị chiến lược với nhân viên cộng đồng, đất nước. Do đó, khách hàng là mục tiêu nhưng không phải tất cả.
Bên cạnh ý kiến trên, TS Trần Quốc Việt (tác giả cuốn sách Quản trị chiến lược thực chiến) nhận định: “Chúng ta rất nhiều khi vì một mục tiêu ngắn hạn trước mắt nên đặt mình vào tình trạng chỉ nhìn thấy cây mà không nhìn thấy rừng”. Tác giả cuốn sách cũng chỉ ra điều cơ bản mà doanh nghiệp cần làm đúng bao gồm đạo đức. Không có một doanh nghiệp nào trên thế giới có thể cạnh tranh lâu dài hoặc thành công với những hành vi phi đạo đức. Những hành vi này là nguồn gốc gây ra việc khủng hoảng niềm tin, kém hiệu quả và lãng phí
Vì vậy, doanh nghiệp cần một chiến lược và để có được chiến lược phù hợp họ có thể dựa trên các ma trận. Trong đó có bảy ma trận đã được nêu trong cuốn sách Quản trị chiến lược thực chiến như SWOT, BCG, SPACE…Tại buổi giới thiệu sách, các chuyên gia cũng đồng ý rằng hai yếu tố tạo nên chiến lược hiệu quả là năng lực cốt lõi và lợi thế cạnh tranh. Để đưa ra một chiến lược lâu dài, doanh nghiệp cần phải dựa trên hai điều trên.
Nguồn Znews: https://znews.vn/lay-tam-nhin-de-xay-dung-chien-luoc-post1481415.html