Lễ hội đình Hùng Lô là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 8/4, tại UBND xã Hùng Lô, (Việt Trì, Phú Thọ) đã tổ chức đón nhận Quyết định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 'Lễ hội Đình Hùng Lô' và Điểm du lịch văn hóa cộng đồng Hùng Lô.

Ông Nguyễn Hữu Ích, Chủ tịch UBND xã Hùng Lô cho biết: “Nghi lễ rước kiệu của xã Hùng Lô cùng với sự lưu giữ các đồ thờ, cúng tại đình làng thể hiện thái độ hết sức trân trọng đối với lịch sử của các thế hệ người dân Hùng Lô. Tập tục, nếp làng từ đời này qua đời khác vẫn được lưu giữ, chính là giá trị văn hóa độc đáo của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”.

Lễ hội đình Hùng Lô (xã Hùng Lô, TP Việt Trì, Phú Thọ) được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội đình Hùng Lô (xã Hùng Lô, TP Việt Trì, Phú Thọ) được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hùng Lô xưa có tên gọi là Khả Lãm Trang, sau đổi thành An Lão. Theo thần tích của làng thì tên An Lão có từ năm 1572. Trong suốt thế kỷ 17, 18 và 19 vẫn gọi là xã An Lão. Đến năm 1947 sát nhập An Lão, Kim Đức, Vĩnh Phú gọi là xã Hùng Lô, về sau chia tách thành 3 xã, riêng An Lão vẫn lấy tên xã là Hùng Lô.

Hùng Lô còn có tên gọi là Kẻ Xốm, làng Xốm. Nay là xã Hùng Lô thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Xã Hùng Lô nằm cách Đền Hùng khoảng 9 km về hướng Đông có diện tích trên 2 km2, dân số gần 7.000 người. Phía đông giáp sông Lô, phía Tây giáp xã Kim Đức, phía Nam giáp xã Phượng Lâu (thành phố Việt Trì), phía Bắc giáp xã Bình Phú (huyện Phù Ninh).

Trải qua nhiều thế kỷ, trước bao biến động của chiến tranh những di sản, tập tục, nếp làng từ xưa đến nay vẫn luôn được người dân Hùng Lô gìn giữ, lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Quần thể kiến trúc đình Hùng Lô còn khá nguyên vẹn bao gồm: Đại môn, đình, miếu, văn chỉ, long đình...

Quần thể kiến trúc đình Hùng Lô còn khá nguyên vẹn bao gồm: Đại môn, đình, miếu, văn chỉ, long đình...

Kiệu Bát Cống được đánh giá cao về điêu khắc cổ thời Hậu Lê vào thế kỷ thứ 17.

Kiệu Bát Cống được đánh giá cao về điêu khắc cổ thời Hậu Lê vào thế kỷ thứ 17.

Bộ Kiệu Bát Cống và 4 chiếc kiệu văn là cổ vật quý giá của Lễ hội đình Hùng Lô.

Bộ Kiệu Bát Cống và 4 chiếc kiệu văn là cổ vật quý giá của Lễ hội đình Hùng Lô.

Khuôn viên của đình rộng 0,5 ha được xây dựng thờ Hậu Lê.

Khuôn viên của đình rộng 0,5 ha được xây dựng thờ Hậu Lê.

Kiến trúc kiểu chữ Công gồm: 3 gian, 2 trái với 4 góc dao cong.

Kiến trúc kiểu chữ Công gồm: 3 gian, 2 trái với 4 góc dao cong.

Trên nóc đình đắp lưỡng long chầu nguyệt.

Trên nóc đình đắp lưỡng long chầu nguyệt.

Ngoài ra, xã Hùng Lô còn lưu giữ 50 ngôi nhà cổ có tuổi đời xấp xỉ 100 đến 200 năm tuổi, đậm nét truyền thống nhà cổ Việt Nam.

Ngoài ra, xã Hùng Lô còn lưu giữ 50 ngôi nhà cổ có tuổi đời xấp xỉ 100 đến 200 năm tuổi, đậm nét truyền thống nhà cổ Việt Nam.

Nghi lễ rước kiệu của xã Hùng Lô cùng với sự lưu giữ các đồ thờ, cúng tại đình làng thể hiện sự trân trọng đối với lịch sử các thế hệ người dân Hùng Lô.

Nghi lễ rước kiệu của xã Hùng Lô cùng với sự lưu giữ các đồ thờ, cúng tại đình làng thể hiện sự trân trọng đối với lịch sử các thế hệ người dân Hùng Lô.

Nhân dịp này, UBND xã Hùng Lô đón nhận Quyết định của UBND tỉnh Phú Thọ công nhận Điểm du lịch văn hóa cộng đồng Hùng Lô.

Nhân dịp này, UBND xã Hùng Lô đón nhận Quyết định của UBND tỉnh Phú Thọ công nhận Điểm du lịch văn hóa cộng đồng Hùng Lô.

Lê Phú/Báo Tin tức

Nguồn Tin Tức TTXVN: https://baotintuc.vn/anh/le-hoi-dinh-hung-lo-la-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-20220408125635599.htm