Lễ mừng cơm mới: Nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Thái tỉnh Thanh Hóa

Lễ mừng cơm mới - lễ hội truyền thống được người Thái coi trọng và gìn giữ từ đời này sang đời khác, đã được tái hiện trong ngày đầu tiên của năm mới Ất Tỵ 2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Người Thái ở Thanh Hóa từ lâu đã gắn bó với nông nghiệp, vì vậy, những lễ hội truyền thống của họ thường mang đậm dấu ấn các hoạt động nông nghiệp. Trong đó, "Lễ mừng cơm mới" là một phong tục đẹp, được gìn giữ qua bao thế hệ, như một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tâm linh.

Khi những cánh đồng lúa bắt đầu ngả vàng, các gia đình trong bản lại cùng nhau chọn ngày lành để tổ chức lễ. Lễ mừng cơm mới không chỉ là dịp bày tỏ lòng biết ơn đất trời, tổ tiên, mà còn là khoảnh khắc quây quần đầm ấm của gia đình, để chia sẻ niềm vui mùa màng và thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng.

Do các nương lúa thường chín không đồng loạt, các gia đình sẽ tự chọn ngày phù hợp, tránh những ngày kiêng cữ như ngày giỗ hay ngày kỷ niệm buồn.

Theo quan niệm của người Thái, sự phù hộ của đất trời và tổ tiên đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo mùa màng bội thu. Câu nói “Con cháu không dám ăn trước, không thể ăn qua mặt gia tiên”, phản ánh sâu sắc triết lý này. Gia tiên luôn là người được ăn cơm mới đầu tiên.

Trong lễ, Thầy Mo đóng vai trò chủ lễ, là người kết nối giữa cộng đồng và thần linh. Ông đọc những bài văn khấn bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên, mong muốn những điều tốt đẹp cho gia đình và cộng đồng. Dù điều kiện mỗi nhà khác nhau, tất cả đều cố gắng thu xếp tổ chức buổi lễ để gia đình được chung vui.

Lễ mừng cơm mới còn là dịp để ông bà, cha mẹ dạy bảo con cháu về đạo lý, lối sống đúng mực. Con cháu dù ở xa, vẫn quay về quây quần bên gia đình trong ngày lễ quan trọng này.

Người Thái không làm giỗ cho người đã khuất, thay vào đó, nhân ngày cơm mới, gia chủ thường mời những người quá cố về chung vui. Khoảnh khắc giao cảm giữa mùa cũ và mùa mới mang đến niềm vui trọn vẹn cho mỗi nhà sau một năm lao động vất vả.

Từ sáng sớm, gia đình chuẩn bị mâm cỗ làm Lễ mừng cơm mới.

Từ sáng sớm, gia đình chuẩn bị mâm cỗ làm Lễ mừng cơm mới.

Lễ vật cúng gồm gà, thịt lợn, nước, cơm nếp, hoa quả…

Lễ vật cúng gồm gà, thịt lợn, nước, cơm nếp, hoa quả…

Quan trọng nhất là các sợi chỉ được đặt vào mâm cúng

Quan trọng nhất là các sợi chỉ được đặt vào mâm cúng

Người dân bê mâm cỗ ra sân để cúng thần linh và tổ tiên.

Người dân bê mâm cỗ ra sân để cúng thần linh và tổ tiên.

Ông mo chủ lễ sẽ cúng thần linh, cầu mưa thuận gió hòa, xin cho dân bản nhiều sức khỏe, hạnh phúc, đủ đầy.

Ông mo chủ lễ sẽ cúng thần linh, cầu mưa thuận gió hòa, xin cho dân bản nhiều sức khỏe, hạnh phúc, đủ đầy.

Làm lễ xong, ông Mo ban lộc cho từng người bằng cách buộc chỉ cổ tay. Tùy theo lứa tuổi, địa vị, sẽ được buộc chỉ màu khác nhau.

Làm lễ xong, ông Mo ban lộc cho từng người bằng cách buộc chỉ cổ tay. Tùy theo lứa tuổi, địa vị, sẽ được buộc chỉ màu khác nhau.

Đây được xem là bùa may mắn mà ông Mo ban tặng.

Đây được xem là bùa may mắn mà ông Mo ban tặng.

Sau lễ cúng, ông Mo sẽ mời mọi người quây quần bên mâm cỗ.

Sau lễ cúng, ông Mo sẽ mời mọi người quây quần bên mâm cỗ.

Trai gái trong bản cùng nhau múa xòe.

Trai gái trong bản cùng nhau múa xòe.

Mọi người cùng nhau nhảy sạp, ném còn vui vẻ.

Mọi người cùng nhau nhảy sạp, ném còn vui vẻ.

Lê Phú/Báo Tin Tức

Nguồn Tin Tức TTXVN: https://baotintuc.vn/anh/le-mung-com-moi-net-dep-van-hoa-truyen-thong-cua-dan-toc-thai-tinh-thanh-hoa-20250102081248454.htm