Lễ thưởng tiêu - dựng cây nêu đón Tết tại Huế

Trong đời sống cung đình ở Huế, trước ngày Tết người xưa thường làm lễ thưởng tiêu - tức dựng cây nêu để báo hiệu một năm đã qua, ngày Tết đã tới.

Sáng nay 25/1, Trung tâm BTDT Huế đã tổ chức lễ thưởng tiêu như thường lệ vào ngày 23 tháng Chạp.

Sáng nay 25/1, Trung tâm BTDT Huế đã tổ chức lễ thưởng tiêu như thường lệ vào ngày 23 tháng Chạp.

Theo nghi thức của triều Nguyễn xưa, cây nêu ở Thế Tổ Miếu được dựng lên thì người dân xung quanh mới có thể bắt đầu dựng nêu.

Theo nghi thức của triều Nguyễn xưa, cây nêu ở Thế Tổ Miếu được dựng lên thì người dân xung quanh mới có thể bắt đầu dựng nêu.

Từ Thế Miếu, nghi thức rước nêu được tổ chức trang trọng.

Từ Thế Miếu, nghi thức rước nêu được tổ chức trang trọng.

10 lính vác nêu trong trang phục chỉnh tề, đội rước nêu khởi hành trong âm thanh của tiểu nhạc tiến vào Hoàng Cung, đến Triệu Tổ Miếu và tiến hành nghi thức dựng nêu.

10 lính vác nêu trong trang phục chỉnh tề, đội rước nêu khởi hành trong âm thanh của tiểu nhạc tiến vào Hoàng Cung, đến Triệu Tổ Miếu và tiến hành nghi thức dựng nêu.

thưởng tiêu là một nghi thức truyền thống của dân tộc và cũng là một nghi lễ quan trọng vào đầu năm mới của triều Nguyễn.

thưởng tiêu là một nghi thức truyền thống của dân tộc và cũng là một nghi lễ quan trọng vào đầu năm mới của triều Nguyễn.

Tre dành để dựng nêu là loại tre cao, to và chắc.

Tre dành để dựng nêu là loại tre cao, to và chắc.

Cây nêu được dựng trước dinh phủ, đình chùa, trước Điện Thái Hòa và các miếu trong Đại Nội.

Cây nêu được dựng trước dinh phủ, đình chùa, trước Điện Thái Hòa và các miếu trong Đại Nội.

Trên bùa đào ngoài việc ghi tên vị thần, còn treo câu đối Tết điển hình là câu "Tân niên nạp dư khánh/Gia tiết hiệu trường xuân (Năm mới thừa chuyện vui/Tiết đẹp xuân còn mãi)".

Trên bùa đào ngoài việc ghi tên vị thần, còn treo câu đối Tết điển hình là câu "Tân niên nạp dư khánh/Gia tiết hiệu trường xuân (Năm mới thừa chuyện vui/Tiết đẹp xuân còn mãi)".

Đến ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch, cây nêu sẽ được hạ xuống đánh dấu ngày nghỉ Tết đã hết, quay trở lại làm việc.

Đến ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch, cây nêu sẽ được hạ xuống đánh dấu ngày nghỉ Tết đã hết, quay trở lại làm việc.

Năm nay do dịch bệnh phức tạp nên phần dựng nêu chỉ làm ở Triệu tổ miếu và Thế miếu, mọi người đều tuân thủ 5K.

Năm nay do dịch bệnh phức tạp nên phần dựng nêu chỉ làm ở Triệu tổ miếu và Thế miếu, mọi người đều tuân thủ 5K.

Lượng du khách chứng kiến buổi lễ cũng ít hơn nhiều so với mọi năm./.

Lượng du khách chứng kiến buổi lễ cũng ít hơn nhiều so với mọi năm./.

CTV Lê Huy Hoàng Hải/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/van-hoa/le-thuong-tieu-dung-cay-neu-don-tet-tai-hue-post920599.vov