Lịch sử dữ dội sau cảnh hai 'con công' vũ trụ nhảy múa

Hai đám mây khí hình con công đã được tiết lộ trong Đám mây Magellan Lớn (LMC) bằng Đài Quan sát Atacama Large Millimet / Subillim Array (ALMA), Chi Lê.

Một nhóm nghiên cứu đã sử dụng Đài Quan sát ALMA để nghiên cứu cấu trúc của khí dày đặc ở N159, khu vực hình thành sao nhộn nhịp trong đám mây LMC trong vũ trụ.

Nhờ độ phân giải cao của ALMA, nhóm nghiên cứu đã thu được bản đồ chi tiết của các đám mây ở hai tiểu vùng, N159E - Tinh vân Papillon và N159W phía Nam trông diện mạo hình con công kỳ thú.

 Nguồn ảnh: Phys.

Nguồn ảnh: Phys.

Các quan sát ALMA cũng tìm thấy một số ngôi sao bé- lớn trong cả hai khu vực, Kazuki Tokuda, nhà nghiên cứu tại Đại học tỉnh Osaka và Đài quan sát thiên văn quốc gia của Nhật Bản cho biết: "Phải có một nguyên nhân chung tạo ra hai đám mây kỳ thú này”.

Họ đã đưa ra một giả thuyết rằng, sự bùng nổ này là do một luồng khí khổng lồ từ đám mây Magellan nhỏ (SMC) di chuyển đến Đám mây Magellan Lớn (LMC) và dòng chảy này bắt nguồn từ cuộc chạm trán giữa hai thiên hà đã gây nhiễu loạn khiến hai đám mây hình thành.

Cặp mây hình con công ở hai vùng được ALMA tiết lộ rất phù hợp với giả thuyết này.

"Lần đầu tiên, chúng tôi phát hiện ra mối liên hệ giữa sự hình thành sao khổng lồ và các tương tác thiên hà với chi tiết rất sắc nét nhất", Fukui cho biết.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Huỳnh Dũng (theo Phys)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kham-pha/lich-su-du-doi-sau-canh-hai-con-cong-vu-tru-nhay-mua-1308325.html