Lịch trình gợi ý cho người lần đầu đi Hà Giang
Kinh nghiệm đi Hà Giang tự túc dành cho người đi lần đầu luôn được nhiều du khách tìm kiếm để chuẩn bị thật tốt cho chuyến hành trình của mình.
Vẻ đẹp của Hà Giang vào mùa xuân cực kỳ tuyệt vời, cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và tinh khôi của vùng núi đá được làm mới bởi sự bắt đầu của mùa xuân. Dưới ánh nắng nhẹ nhàng của mặt trời xuân, những thửa ruộng bậc thang trải dài trên những ngọn đồi, những thảm hoa đua nhau khoe sắc, tạo nên bức tranh thiên nhiên huyền bí và lôi cuốn.
Mùa xuân là thời kỳ Hà Giang chuyển mình, từ cảnh đồng cỏ khô héo của mùa đông sang sức sống mới, màu xanh non tươi tắn của cây cỏ mới nảy mầm. Hoa đào, hoa mận, hoa đào rừng cùng nhiều loại hoa khác nở rộ, làm cho không gian trở nên phấn khích và tràn đầy năng lượng.
Ngoài ra, tiết trời xuân ở Hà Giang cũng mang đến không khí tươi mới và trong lành. Sự hòa quyện giữa khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và bầu không khí trong lành tạo nên trải nghiệm du lịch tuyệt vời cho du khách.
Kinh nghiệm đi Hà Giang tự túc dành cho người đi lần đầu luôn được nhiều du khách tìm kiếm để chuẩn bị thật tốt cho chuyến hành trình của mình. Nếu bạn cũng đang có ý định vi vu đến mảnh đất này thì đừng bỏ qua bài viết này nhé.
1. Đi Hà Giang mùa nào đẹp nhất?
Mỗi mùa, vùng đất Hà Giang hiện lên với vẻ đẹp riêng biệt, tạo nên một hình ảnh độc đáo mà du khách không thể bỏ qua. Hãy cùng khám phá những đặc trưng của từng khoảng thời gian trong năm khi du lịch đến Hà Giang.
Trong khoảng tháng 1 đến tháng 3, khi du khách bước chân vào Hà Giang, họ sẽ được chìm đắm trong không khí tinh khôi của mùa xuân, cùng với sắc hồng nhẹ của hoa đào và mận nở rộ khắp nơi.
Tháng 4 mang đến cho du khách cơ hội tham gia vào lễ hội chợ tình Hà Giang, một sự kiện truyền thống thu hút sự quan tâm của nhiều người. Ngoài ra, vẫn còn dư âm rực rỡ của hoa đào và hoa mận.
Khi mùa hè đến từ tháng 5 đến tháng 6, du khách có cơ hội ngắm nhìn những thác nước hùng vĩ rơi xuống ruộng bậc thang, cùng với hình ảnh người dân vùng cao chăm sóc đồng ruộng.
Tháng 9 và 10 là mùa lúa chín, tô điểm cho Hà Giang bằng khung cảnh bát ngát của những cánh đồng lúa vàng hoe.
Cuối năm, từ tháng 10 đến tháng 12, mảnh đất này chuyển sang một màu vàng tinh khôi với hoa tam giác mạch và hoa cải rực rỡ, tạo nên bức tranh thơ mộng khó cưỡng.
2. Cách di chuyển đến Hà Giang
Đến Hà Giang từ các tỉnh miền Bắc rất thuận tiện với nhiều lựa chọn di chuyển. Những du khách đến từ miền Nam hoặc miền Trung thường khởi hành từ Hà Nội. Bến xe Mỹ Đình, Lương Yên, Yên Nghĩa, Gia Lâm là những điểm xuất phát phổ biến, có xe khách hoạt động thường xuyên.
Du khách có thể lựa chọn dịch vụ xe giường nằm hoặc xe limousine chất lượng cao tùy thuộc vào ngân sách cá nhân. Việc chọn di chuyển bằng xe khách đêm giúp tiết kiệm thời gian, giữ năng lượng cho các hoạt động khám phá dài ngày. Giá vé xe từ Hà Nội đến Hà Giang và ngược lại thường dao động trong khoảng 200.000 - 300.000 đồng mỗi chiều.
Tại TP Hà Giang, du khách có thể thuê xe máy để tự do khám phá với giá 150.000 - 300.000 đồng mỗi xe trong ngày. Tuy nhiên, nếu thời gian và sức khỏe có hạn, hoặc có người già và trẻ nhỏ trong đoàn, việc thuê ô tô dịch vụ 7 - 16 chỗ là lựa chọn hợp lý.
Taxi cũng là phương tiện di chuyển phù hợp cho gia đình và nhóm bạn. Tại Hà Giang có rất nhiều hãng taxi để bạn có thể lựa chọn như: Taxi Mai Linh, taxi Thành Công, taxi Hà Giang… với giá thành tương đối rẻ. Đi taxi theo nhóm đông người, hoặc đi cùng với gia đình cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm kha khá chi phí cho chuyến du lịch Hà Giang lần đầu đấy!
3. Khách sạn, homestay ở Hà Giang
Hiện nay, tại Hà Giang, hệ thống nhà nghỉ và khách sạn đang phát triển mạnh mẽ với mức giá đa dạng từ 150.000 đến 500.000 đồng, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và sở thích của du khách. Theo kinh nghiệm du lịch Hà Giang của nhiều người, có hai khu vực thường được ưa chuộng nhất là Đồng Văn và Mèo Vạc. Cả hai địa điểm này đều gần các điểm tham quan và có view đẹp. Một số khách sạn được đánh giá cao về chất lượng và phục vụ nhiệt tình mà bạn có thể tham khảo bao gồm nhà nghỉ Hoàng Ngọc, nhà nghỉ Khải Hoàn, nhà nghỉ Lũng Cú, nhà nghỉ Khâu Vai...
Tuy nhiên, nếu bạn không kịp đặt phòng ở Mèo Vạc hoặc Đồng Văn, vẫn có thể tìm những chỗ ở xa hơn như Yên Minh, Quản Bạ. Lưu ý nhỏ là nên đặt phòng trước khoảng một tháng trước chuyến đi, đặc biệt là khi bạn lên đường vào mùa hoa tam giác mạch, và đối với những khách sạn có view đồi núi.
3. Những địa điểm đẹp ở Hà Giang
Cột cờ Lũng Cú
Cột cờ Lũng Cú là điểm chinh phục mà bất kỳ phượt thủ nào cũng mong muốn trải qua. Để đến được đây, hành trình đòi hỏi vượt qua quãng đường dài 1.5km, leo 389 bậc thang và 140 bậc thang xoắn ốc.
Phố cổ Đồng Văn
Nằm giữa thung lũng với bốn bề núi đá, Phố cổ Đồng Văn không chỉ là nơi sinh sống của cộng đồng người Mông và Tày mà còn là điểm thu hút đặc biệt với du khách.
Dinh thự họ Vương
Dinh thự Vua Mèo (Dinh thự họ Vương) được coi là viên ngọc xanh giữa cao nguyên. Xây dựng theo hình chữ Vương và bao quanh bởi cây sa mộc cổ kính, dinh thự này cổ kính và trầm mặc nổi bật giữa vẻ hùng vĩ của núi rừng, là biểu tượng lịch sử nổi bật.
Ngắm hoa tam giác mạch
Một điều không thể bỏ qua khi đến Hà Giang là chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời của những cánh đồng hoa tam giác mạch, tạo nên bức tranh màu sắc đặc trưng chỉ có tại địa phương này.
4. Ăn gì ở Hà Giang
Ẩm thực Hà Giang rất đặc sắc với nhiều món ngon và đặc sản hấp dẫn, trong số đó, có những món như thắng cố, xôi ngũ sắc, bánh tam giác mạch, thắng dền... làm say đắm lòng không ít du khách.
Dưới đây là một số món ăn đặc sắc mà bạn không nên bỏ lỡ khi đến Hà Giang:
Thắng cố: Đây là món canh thịt truyền thống được nấu từ thịt ngực cùng với nước dùng vô cùng đặc biệt. Tinh túy của món Thắng cố phải nói đến nước dùng của món ăn này được ninh nhừ từ xương, lục phủ ngũ tạng kết hợp với hơn 12 loại gia vị đặc trưng như: quế, hồi, lá chanh… tạo nên một nồi nước vô cùng chất lượng.
Xôi ngũ sắc: Thường gồm các màu trắng, đỏ, xanh, tím, vàng. Màu xôi là đại diện cho ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Trừ màu trắng, các màu còn lại được tạo nên bằng cách ngâm gạo với nước của các loại lá và củ cây rừng chứ không dùng chất tạo màu.
Bánh tam giác mạch: Bánh tam giác mạch được làm từ hạt, có hương vị đặc biệt, mềm mềm, xôm xốp, vị ngọt thanh thanh, càng nhai càng bùi, lâu lâu lại phảng phất hương thơm riêng của cây rừng. Những chiếc bánh tam giác mạch được xếp từng chồng, tất cả đều chung một màu tim tím.
Thắng dền: Dẻo nhiều màu sắc lại có vị ngọt nhẹ và thơm thơm mùi gạo nếp. Chỉ cần nấu một chút cay từ nước đường hoa mai nấu gừng và bùi béo của cốt dừa, lạc rang thì thơm ngon khó cưỡng.
Cháo ấu tẩu: Cháo ấu tẩu là món ăn có quanh năm nhưng nếu bạn muốn ăn thì phải dạo chợ, ghé quán vào lúc chiều tối, món ăn này là giúp người ăn ngủ sâu giấc, ngủ ngon hơn.
Trâu gác bếp: Món thịt trâu được làm chủ yếu từ bắp trâu, tẩm ướp muối, tiêu, gừng, ớt và mắc khén cho thấm. Sau đó miếng thịt đã được tẩm ướp sẽ được treo lên giàn bếp, hun khói từ củi cây rừng trong vòng 2 tháng cho khô lại.
Rượu ngô: Có thể nói rằng rượu ngô là món thức uống gần gũi với nhiều người dân vùng cao nguyên đá. Trong nhà người dân ở đây ai cũng có ít nhất 3 - 5 lít rượu dùng để đãi khách.
Bánh chưng gù: Bánh chưng gù là đặc sản của Hà Giang, được gói bằng tay, phần vỏ bánh có màu xanh hoặc đen tùy loại gạo. Bánh có màu xanh thì phần gạo được trộn với là giềng, bánh đen thì dùng gạo cẩm. Nhân có cả thịt nạc và mỡ.
Những món ăn này không chỉ làm hài lòng khẩu vị mà còn là cơ hội để du khách trải nghiệm và hiểu rõ hơn về văn hóa ẩm thực của người dân địa phương.
Nguồn VTC: https://vtc.vn/lich-trinh-goi-y-cho-nguoi-lan-dau-di-ha-giang-ar852965.html