Liên hoan Âm nhạc Cổ điển Quốc tế lần thứ 2 tổ chức tại Hà Nội
Liên hoan Âm nhạc Cổ điển Quốc tế lần thứ hai với sự tham gia của 'huyền thoại violin đương đại' Fan Ting và nhiều nghệ sĩ nổi tiếng diễn ra tại Hà Nội vào tối 8/7.
Dàn nhạc giao hưởng Sài Gòn, Nhà hát Vũ Kịch Hà Nội, Nhà hát Lớn Hà Nội và Hoa Sen Concert quyết định tổ chức Liên hoan Âm nhạc Cổ điển Quốc tế lần thứ hai với chủ đề From Beethoven to Rachmaninoff: A Romantic Era.
Với cảm hứng về một thời kỳ quan trọng và tạo ra nhiều đột phá trong lịch sử âm nhạc cổ điển, ban tổ chức mong muốn làm sống lại một không gian tràn ngập sự phóng khoáng, tự tin, cảm xúc cùng những tác phẩm bất hủ.
Đêm nhạc mở màn với tác phẩm Triple Concerto-Concerto cho 3 đàn: Violin, Cello, Piano and Orchestra in C - Major, OP.56 của Beethoven.
Phần 2 của chương trình với chủ đề "Vũ khúc" "Dance" với các tác phẩm quen thuộc và nổi tiếng nhất viết cho dàn nhạc giao hưởng: Slovanic Dance No 2.6.8 của Drovak, Symphonic Dance, OP.45 (Chương 1) của Rachmaninoff, và Hungarian Dance No 1,5,6 của Brahms.
Với đêm nhạc diễn ra vào lúc 20h tối 8/7, khán giả sẽ được quay ngược chiều thời gian để hòa mình trong những vũ điệu đặc trưng nhất châu Âu tại Nhà Hát Lớn Hà Nội.
Đặc biệt, chương trình lần này có sự tham gia của các nghệ sĩ độc tấu từ các quốc gia như Anh, Hàn Quốc, Hong Kong. Thành viên dàn nhạc gồm các nghệ sĩ đầu bè từ các dàn nhạc đẳng cấp tại châu Á: Hong Kong Philharmonic Orchestra, Thailand Philharmonic Orchestra.
Nhạc trường Fan Ting không chỉ đóng vai trò nhạc trưởng mà còn trở về với vị trí nghệ sĩ violin. Khán giả sẽ được chiêm ngưỡng tài năng đã được khẳng định như một “huyền thoại Violin đương đại của Hongkong”.
Bên cạnh đó, đồng hành cùng nhạc trưởng Fan Ting khi trình diễn bản Triple Concerto là Richard Bamping và Hokyong Choi là hai nghệ sĩ với rất nhiều năm chinh chiến ở các dàn nhạc giao hưởng nổi tiếng hàng đầu thế giới và góp mặt ở các liên hoan âm nhạc lớn sẽ tạo nên sự bùng nổ về cảm xúc. Và chắc chắn, khán thính giả sẽ có một trải nghiệm âm nhạc cực kỳ đáng nhớ.
Từ những năm 1993, Richard Bamping được bổ nhiệm vị trí bè trưởng cello của Hongkong Philharmonic Orchestra. Ông đã có kinh nghiệm biểu diễn cùng các nhạc công nổi tiếng như: Lord Yehudi Menuhin, Leonidas Kavakos và Mstislav Rostropovich.
Nữ nghệ sĩ Piano người Hàn Quốc Hokyong Choi là một tài năng trẻ rực rỡ đã sớm chứng minh được năng lực và tích lũy cho mình những kinh nghiệm, trải nghiệm biểu diễn cực kỳ dày khi vào năm 2010, cô đã được chọn để góp mặt tại Schumann Festival hay gần đây nhất, cô còn được trao bằng Tiến sĩ ngành Âm nhạc Cổ điển tại Boston University.
Hiện tại, vé tham dự đang được mở bán tại trang fanpage của Saigon Philharmonic Orchestra và các nền tảng bán vé online như Quickom và Ticketbox.
Rachmaninoff, một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất trong lịch sử âm nhạc cổ điển, được biết đến với những giai điệu đẹp đẽ, giàu cảm xúc có thể đưa người nghe đến một không gian khác. Tuy nhiên, điều mà nhiều người không biết là âm nhạc của ông chịu ảnh hưởng nặng nề từ một câu chuyện tình yêu vĩ đại - câu chuyện chính ông.
Xuyên suốt cuộc đời của mình, Rachmaninoff dành tình yêu sâu sắc và say đắm cho vợ mình, Natalia Satina. Câu chuyện tình yêu mãnh liệt của họ được đánh dấu bằng cảm giác khao khát và điều đó luôn được phản ánh trong phần lớn âm nhạc của ông.
Một trong những ví dụ điển hình nhất về điều này có thể được thấy trong Bản hòa tấu piano số 2 của Rachmaninoff, được viết trong thời điểm đặc biệt khó khăn trong cuộc đời của ông. Vào thời điểm đó, Rachmaninoff đang phải vật lộn với chứng trầm cảm và mất tự tin vào khả năng của mình với tư cách là một nhà soạn nhạc và nghệ sĩ biểu diễn. Sau đó, ông gặp Natalia, người sẽ trở thành nàng thơ và cuối cùng là vợ của ông, truyền cảm hứng cho ông tạo ra một số tác phẩm nổi tiếng nhất của mình.
Rachmaninoff đã sáng tác nhiều bản nhạc khác lấy cảm hứng từ Natalia, bao gồm cả bản Vocalise nổi tiếng, được viết như một món quà cho bà. Cường độ cảm xúc của những tác phẩm này phản ánh chiều sâu của tình yêu và sự khao khát mà ông ấy dành cho vợ mình, khiến chúng trở thành một trong những bản nhạc cổ điển mạnh mẽ và cảm động nhất từng được viết.
Câu chuyện tình yêu của Rachmaninoff với Natalia kéo dài hơn 50 năm, cho đến khi ông qua đời vào năm 1943. Nhưng tình yêu của họ và niềm đam mê đã thúc đẩy nó tồn tại qua âm nhạc của ông, nhắc nhở chúng ta về sức mạnh và vẻ đẹp của tình yêu đích thực và những cảm xúc mà nó có thể gợi lên.
Beethoven được coi là một trong nhà tiên phong của sự chuyển mình khi đã bứt phá, vượt qua những luật lệ và nguyên tắc khắt khe từ giai đoạn “Cổ điển”. Nếu trước đây, các nhà soạn nhạc tài ba như Mozart tập trung vào những nốt nhạc, giai điệu để tạo này một bản nhạc hay thì Beethoven ở những năm cuối sự nghiệp đã dần dần lồng ghép các yếu tố truyền cảm hứng như nhạc dân gian, các hợp âm, giai điệu mới lạ để bộc lọ sự “Tự do”, “Phóng khoáng”. Cho dù có nhiều luồng ý kiến về vai trò của Beethoven trong thời gian này, thật khó để phủ nhận sức ảnh hưởng của ông để dẫn dắt tới sự thay đổi của các thế hệ sau.
Triple Concerto của Beethoven là một trong những tác phẩm khởi đầu của thời kỳ Lãng mạn. Beethoven sáng tác tác phẩm dành tặng cho hoàng thân Lobkowitz - người bạn thân và là nhà bảo trợ của ông.
Lobkowitz đã đưa ra một yêu cầu không kề dễ dàng là kết hợp được bộ ba nhạc cụ độc tấu với dàn nhạc. Dưới áp lực này Beethoven đã cho ra đời Triple Concerto tác phẩm được đánh dấu như một yếu tố phá vỡ những quy tắc chặt chẽ của âm nhạc cổ điển và thúc đẩy sự phát triển của âm nhạc thời lãng mạn.
Trong Triple Concerto, chất liệu lãng mạn được làm nổi bật bởi sự tương tác tinh tế giữa các nghệ sĩ độc tấu và dàn nhạc. Bản Concerto bắt đầu với phần khởi đầu hoành tráng bởi dàn nhạc trước khi ba nghệ sĩ độc tấu bước vào và kết hợp đan xen giai điệu để tạo ra cảm giác thống nhất và hài hòa. Xuyên suốt tác phẩm luôn có một cảm giác khao khát và dịu dàng, được phản ánh trong cách các nghệ sĩ độc tấu biểu diễn hài hòa. Chính vì sự kết hợp tưởng chừng không thể này mà suốt sự nghiệp của ông đây là tác phẩm duy nhất thể hiện được sự hòa quyện tinh tế ấy.