Liên Hợp Quốc cảnh báo đỏ về mục tiêu khí hậu quốc gia

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đang kêu gọi các quốc gia đẩy mạnh COP 26 vào tháng 11 khi một báo cáo mới cho biết các Mục tiêu Khí hậu Quốc gia (NDC) không đạt được mục tiêu 1,5 độ.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres. Ảnh: PP

Bài liên quan

Liên Hợp Quốc kêu gọi các nước ban bố tình trạng khẩn cấp về khí hậu

Liên Hợp quốc thông qua Nghị quyết về chống dịch bệnh do Việt Nam đề xuất

Liên Hợp Quốc ở New York hủy bỏ các cuộc họp trực tiếp vì nhiễm COVID-19

"Báo cáo tạm thời ngày hôm nay của UNFCCC là một báo động đỏ cho hành tinh của chúng ta", Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Antonio Guterres nói.

Báo cáo được công bố hôm thứ Sáu (26/2) đã xem xét các nỗ lực khí hậu quốc gia của 75 quốc gia. Các quốc gia này đang chịu trách nhiệm cho khoảng 30% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu của thế giới.

Trong khi hầu hết các nước đã tăng cường nỗ lực về khí hậu, chỉ có hai trong số các quốc gia có lượng khí thải đáng báo động nhất là Anh và EU là có những nỗ lực tăng cường đáng kể nhất.

"Đồng thời, các kế hoạch mà các quốc gia thành viên đề xuất để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu còn rất xa mới đủ để đưa chúng ta vào một lộ trình nhằm đáp ứng các mục tiêu của Thỏa thuận Paris", bà Patricia Espinosa, Thư ký điều hành về Biến đổi khí hậu của LHQ cho biết.

Theo Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), các đóng góp cá nhân được đệ trình cho đến nay sẽ chỉ cắt giảm khoảng 1% lượng khí thải nhà kính toàn cầu, kém xa so với mức cắt giảm 45% cần thiết vào năm 2030 để đạt được mục tiêu 1,5 độ như đã cam kết.

Vào năm 2015, 195 quốc gia và Liên minh châu Âu đã đồng ý giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và hạn chế mức độ nóng lên của trái đất ở dưới mức 2 độ C.

Ông Guterres kêu gọi các nước có lượng khí thải lớn "thực hiện các mục tiêu cắt giảm khí thải mang tính tham vọng hơn nhiều cho năm 2030" trước Hội nghị khí hậu tiếp theo của Liên hợp quốc diễn ra vào tháng 11 tới ở Glasgow.

Báo cáo tạm thời cũng nhấn mạnh rằng các nước nghèo đang phải dựa vào các quỹ hỗ trợ đã cam kết theo Thỏa thuận Paris để bảo vệ rừng và các hệ sinh thái khác và triển khai các biện pháp bảo vệ khí hậu.

Báo cáo tạm thời của LHQ cung cấp một cái nhìn tổng thể trước hội nghị khí hậu COP 26 vào tháng 11. 122 quốc gia ký kết còn lại vẫn chưa cập nhật những đóng góp của mình theo thỏa thuận, bao gồm cả những quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất là Trung Quốc và Mỹ.

Thỏa thuận Paris là một quá trình tự nguyện và để các chính phủ quốc gia quyết định cách họ muốn đạt được các mục tiêu do họ tự đặt ra. Không có quy định về các biện pháp trừng phạt hoặc cơ chế trừng phạt đối với các quốc gia không đạt được các mục tiêu về khí hậu của họ.

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/lien-hop-quoc-canh-bao-do-ve-muc-tieu-khi-hau-quoc-gia-post120959.html