Liên hợp quốc muốn cải cách toàn diện
Hãng Reuters ngày 2-5 dẫn Báo cáo báo cáo nội bộ do các quan chức cấp cao chịu trách nhiệm cải cách Liên hợp quốc soạn thảo cho biết, tổ chức toàn cầu này đang cân nhắc tiến hành một cuộc cải tổ lớn, trong đó sáp nhập các bộ phận chính và điều chuyển nguồn lực trên toàn thế giới.
Sáp nhập sâu rộng
Tài liệu dài 6 trang, được đóng dấu “Tối mật”, bao gồm các đề xuất hợp nhất hàng chục cơ quan của Liên hợp quốc thành 4 bộ phận chính: hòa bình và an ninh, các vấn đề nhân đạo, phát triển bền vững và nhân quyền.
Chẳng hạn, những lĩnh vực hoạt động của Chương trình Lương thực thế giới (FAO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn (UNHCR) sẽ được sáp nhập thành một thực thể nhân đạo duy nhất.

Một hội nghị của Liên hợp quốc. Ảnh: Reuters
Bản báo cáo còn bao gồm một loạt đề xuất, nếu đều được thông qua, sẽ đại diện cho những chương trình cải cách toàn diện nhất đối với Liên hợp quốc trong nhiều thập niên.
Các tác giả kiến nghị sáp nhập Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV và AIDS (UNAIDS) vào WHO và cắt giảm nhu cầu về tối đa 6 phiên dịch viên tại các cuộc họp. Một đề xuất khác đề nghị sáp nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) với các cơ quan phát triển của Liên hợp quốc.
Bản báo cáo được soạn thảo bởi nhóm chuyên trách do Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres bổ nhiệm hồi tháng 3 năm nay. Nhóm chuyên gia - chịu trách nhiệm nghiên cứu những thay đổi về cấu trúc dài hạn - là sự bổ sung cho các nỗ lực cắt giảm chi phí ngắn hạn. Một số nhà ngoại giao mô tả nỗ lực này là bước đi chủ động nhằm góp phần ứng phó trước với các đợt cắt giảm sâu hơn của Mỹ.
Bước đi cần thiết
Người phát ngôn Liên hợp quốc Stéphane Dujarric chia sẻ: Bản báo cáo là kết quả của một hành động nhằm đưa ra những ý tưởng và suy nghĩ từ các quan chức cấp cao về cách thức hiện thực hóa tầm nhìn của Tổng Thư ký (Guterres - PV).
Mặc dù đề án cải cách nhận được sự quan tâm lớn nhưng việc triển khai gặp nhiều trở ngại. Thứ nhất, sự bất đồng giữa các cường quốc là rào cản lớn nhất. Mỹ và phương Tây muốn duy trì ảnh hưởng của mình, trong khi Nga và Trung Quốc lo rằng cải cách có thể làm suy yếu vị thế của họ. Thứ hai, các nước nhỏ hơn cũng lo rằng cải cách có thể làm tăng cường chi phối của các quốc gia lớn mới nổi như Ấn Độ hay Brazil.
Ngoài ra, việc hỗ trợ hoạt động cũng là một vấn đề. Nhiều thành viên quốc gia, đặc biệt là các nước phát triển, đang chịu áp lực cắt giảm/đóng góp ngân sách trong nước, tạo việc làm huy động nguồn lực cho Liên hợp quốc ngày càng khó khăn. Cuối cùng, sự thiếu đồng thuận về các ưu tiên như biến đổi khí hậu hay giải quyết xung đột cũng làm phức tạp quá trình cải cách.
Theo các chuyên gia, việc Liên hợp quốc cân nhắc cải cách toàn diện là bước đi cần thiết để tổ chức này thích nghi với thế giới đang thay đổi. Tuy nhiên, để thành công, Liên hợp quốc cần vượt qua những rào cản chính trị, tài chính và cơ sở vốn đã tồn tại từ lâu. Nếu thực hiện hiệu quả, cải tiến không chỉ giúp Liên hợp quốc lấy lại uy tín mà vẫn đóng vai trò trung tâm trong việc giải quyết các quy thức toàn cầu.
Trong bối cảnh thế giới ngày càng phân cực, một Liên hợp quốc mạnh và hiệu quả hơn là điều mà tất cả các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều cần.
Nguồn SGGP: https://sggp.org.vn/lien-hop-quoc-muon-cai-cach-toan-dien-post793593.html