Liên minh tài chính Nga - Trung: Thách thức 'petrodollar'

Nga và Trung Quốc đã nhất trí cùng nhau xây dựng liên minh tài chính để tách khỏi hệ thống phương Tây.

Liên minh tài chính Nga - Trung sẽ thách thức hệ thống Petrodollars của Mỹ. Nguồn: Internet

Liên minh tài chính Nga - Trung sẽ thách thức hệ thống Petrodollars của Mỹ. Nguồn: Internet

Nga và Trung Quốc đang nỗ lực mở rộng tầm ảnh hưởng của đồng Rúp và Nhân dân tệ. Trong cuộc hồi đàm online hồi thứ 4 tuần trước giữa ông Putin và ông Tập, đã kêu gọi tăng tỷ trọng tiền tệ quốc gia trong các khu định cư chung và mở rộng hợp tác để cung cấp cho các nhà đầu tư hai bên tiếp cận thị trường chứng khoán.

Moscow và Bắc Kinh hướng tới xây dựng hạ tầng tài chính độc lập để phục vụ thương mại song phương. Ông Yuri Ushakov, cố vấn chính sách đối ngoại của Putin nhấn mạnh “Ý của chúng tôi là tạo ra một cơ sở hạ tầng không thể bị ảnh hưởng bởi các nước thứ ba”.

Liên minh tài chính này đang từng bước từ bỏ đồng USD - với tư cách là vũ khí sắc bén mà Washington thường dùng để nhằm vào đối phương khi cần. Và thực tế Nga và Trung Quốc đang chịu sức ép rất lớn của “đồng bạc xanh”. Hầu hết giao dịch thương mại quốc tế đều sử dụng tiền Mỹ.

Với Kremlin, giảm bớt phụ thuộc vào USD cũng có nghĩa giảm bớt áp lực từ phương Tây, đặc biệt là khi hệ thống “North Stream 2” chuẩn bị vận hành, căng thẳng với Ukraina có thể khiến Washington bồi thêm lệnh cấm vận.

Tổng thống V. Putin đã ra lệnh “đòn đánh đầu tiên” mang tên Gold Tsar nhằm vào hệ thông “petrodollars” của Mỹ. Để bảo vệ nền kinh tế dầu khí và “Thoát khỏi đồng dollars là cách duy nhất để các nạn nhân thoát khỏi sự xâm lược của Mỹ”.

Sự thông minh của hệ thống “petrodollars” là nền tảng giữ cho ngôi vị thống trị của Mỹ. Tất cả những ai muốn có tiền USD thì phải buôn bán với Mỹ, xuất khẩu sang Mỹ, vay tiền Mỹ, cầu cạnh Mỹ.

Nhưng với người Mỹ, họ chẳng cần nhờ vả ai, Fed thoải mái in dollars để chi tiêu. Để quản lý kế hoạch in tiền tệ rộng lớn và toàn cầu, năm 1973 Mỹ và Tây Âu đã thành lập “Hiệp hội Toàn cầu Hệ thống Thông tin Tài chính liên ngân hàng” (SWIFT) - hệ thống nhắn tin kết nối với mọi ngân hàng trên thế giới và chuyển hàng tấn USD mỗi ngày.

Giả định, Washington có thể ngắt kết nối Moscow với SWIFT thì nền ngoại thương Nga chắc chắn hỗ loạn. Tổng thống Obama từng ra lệnh ngắt kết nối Iran khiến nước này rơi vào hỗn loạn về kinh tế. Vì vậy phản ứng và nỗ lực của V. Putin để tránh xa các hệ thống thanh toán quốc tế do phương Tây kiểm soát là điều dễ hiểu.

Trung Quốc còn tham vọng hơn nhiều, quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ, tăng uy lực của đồng tiền cũng là cách tăng cường “sức mạnh mềm”, trước hết là vượt qua sự kìm hãm của Mỹ trên nhiều lĩnh vực.

Có thể nói, sự xuất hiện của Liên minh tài chính mới đe dọa trực tiếp đến và toàn diện đến Mỹ. Thực tiễn lịch sử cho thấy, Mỹ không chần chừ sử dụng chiến tranh vũ trang để bảo vệ hệ thống tài chính.

Thông qua đó, họ cho thế giới một lựa chọn thoát khỏi đồng tiền Mỹ. Đột nhiên, Mỹ không còn có thể in ra nguồn tiền vô tận để phung phí vào các cuộc chiến tranh và duy trì vị thế bá chủ thế giới của họ nữa. Liệu Nga - Trung có thể thành công với kế hoạch này?

Theo Trương Khắc Trà/diendandoanhnghiep.vn

Nguồn Tài Chính: http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/lien-minh-tai-chinh-nga-trung-thach-thuc-petrodollar-343699.html