Lính điện đài Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam chỉ sống thọ 5 giây

Trong Chiến tranh Việt Nam, lính điện đài Mỹ luôn là một mục tiêu cực kỳ có giá trị và trong trường hợp bị quân giải phóng phục kích, những mục tiêu giá trị này chỉ sống sót không quá 5 giây kể từ khi ta nổ súng.

Trong một bài phỏng vấn mới đây được thực hiện bởi đài PBS, các cựu chiến binh Mỹ tham chiến ở Chiến tranh Việt Nam khẳng định rằng, tuổi thọ của một người lính điện đài trên chiến trường là không quá... 5 giây.

Trong một bài phỏng vấn mới đây được thực hiện bởi đài PBS, các cựu chiến binh Mỹ tham chiến ở Chiến tranh Việt Nam khẳng định rằng, tuổi thọ của một người lính điện đài trên chiến trường là không quá... 5 giây.

Trước đó, một bài đăng trên tạp chí Daily Herald lại cho biết, tuổi thọ của lính điện đài Mỹ trên chiến trường Việt Nam, vào khoảng... 30 giây kể từ khi quân giải phóng nổ súng tấn công.

Trước đó, một bài đăng trên tạp chí Daily Herald lại cho biết, tuổi thọ của lính điện đài Mỹ trên chiến trường Việt Nam, vào khoảng... 30 giây kể từ khi quân giải phóng nổ súng tấn công.

Quân đội Mỹ tham chiến ở Việt Nam, luôn có sự phối hợp ăn ý và nhịp nhàng giữa các quân binh chủng. Khi này, những người lính điện đài của Mỹ có vai trò cầu nối, đưa thông tin từ trận địa tới tổng hành dinh, để yêu cầu thêm quân, yêu cầu dội bom yểm trợ hoặc để cầu cứu.

Quân đội Mỹ tham chiến ở Việt Nam, luôn có sự phối hợp ăn ý và nhịp nhàng giữa các quân binh chủng. Khi này, những người lính điện đài của Mỹ có vai trò cầu nối, đưa thông tin từ trận địa tới tổng hành dinh, để yêu cầu thêm quân, yêu cầu dội bom yểm trợ hoặc để cầu cứu.

Phía quân giải phóng biết rất rõ điều đó và chỉ cần triệt hạ được lính liên lạc của Mỹ, phá hủy được điện đài của chúng, máy bay và pháo của Mỹ sẽ không thể yểm trợ được cho bộ binh.

Phía quân giải phóng biết rất rõ điều đó và chỉ cần triệt hạ được lính liên lạc của Mỹ, phá hủy được điện đài của chúng, máy bay và pháo của Mỹ sẽ không thể yểm trợ được cho bộ binh.

Trong những cuộc phục kích bất ngờ, quân giải phóng luôn ở ưu thế "cửa trên" khi chúng ta có thể lựa chọn mục tiêu giá trị nhất để nổ súng. Và tất nhiên, mục tiêu giá trị nhất chính là điện đài viên của đối phương.

Trong những cuộc phục kích bất ngờ, quân giải phóng luôn ở ưu thế "cửa trên" khi chúng ta có thể lựa chọn mục tiêu giá trị nhất để nổ súng. Và tất nhiên, mục tiêu giá trị nhất chính là điện đài viên của đối phương.

Trùng hợp thay, chỉ huy của các đơn vị bộ binh Mỹ cũng luôn đi cạnh điện đài viên. Điều này khiến cho một loạt AK của quân giải phóng, hay chỉ đơn giản là một quả B-40, cũng đủ để "thổi bay" đầu não đơn vị địch.

Trùng hợp thay, chỉ huy của các đơn vị bộ binh Mỹ cũng luôn đi cạnh điện đài viên. Điều này khiến cho một loạt AK của quân giải phóng, hay chỉ đơn giản là một quả B-40, cũng đủ để "thổi bay" đầu não đơn vị địch.

Không còn liên lạc đồng nghĩa với việc lính Mỹ không còn cứu viện, máy bay không còn dám thả bom, pháo không còn chỉ điểm để bắn yểm trợ, khi này bộ đội ta rõ ràng sẽ làm chủ chiến trường, việc tiêu diệt sạch bộ binh địch chỉ còn là vấn đề thời gian.

Không còn liên lạc đồng nghĩa với việc lính Mỹ không còn cứu viện, máy bay không còn dám thả bom, pháo không còn chỉ điểm để bắn yểm trợ, khi này bộ đội ta rõ ràng sẽ làm chủ chiến trường, việc tiêu diệt sạch bộ binh địch chỉ còn là vấn đề thời gian.

Cựu binh Mỹ đặc biệt là lính điện đài, cũng bày tỏ sự ức chế của mình với chiếc điện đài PRC-77 mà họ sử dụng ở Việt Nam, dù cuộc chiến đã qua được hơn nửa thế kỷ.

Cựu binh Mỹ đặc biệt là lính điện đài, cũng bày tỏ sự ức chế của mình với chiếc điện đài PRC-77 mà họ sử dụng ở Việt Nam, dù cuộc chiến đã qua được hơn nửa thế kỷ.

Cụ thể, một điện đài PRC-77 có trang bị pin, kèm theo vài cục pin rời cùng phụ kiện có thể nặng đến 24 kg, khiến người lính khó có thể cơ động trên chiến trường. Chưa kể, thiết kế của PRC-77 lại khá vô lý, khi mà núm vặn âm lượng lại ở phía sau - nghĩa là người lính điện đài sẽ không thể tự chỉnh nhỏ tiếng của chiếc điện đài họ đang mang trên lưng.

Cụ thể, một điện đài PRC-77 có trang bị pin, kèm theo vài cục pin rời cùng phụ kiện có thể nặng đến 24 kg, khiến người lính khó có thể cơ động trên chiến trường. Chưa kể, thiết kế của PRC-77 lại khá vô lý, khi mà núm vặn âm lượng lại ở phía sau - nghĩa là người lính điện đài sẽ không thể tự chỉnh nhỏ tiếng của chiếc điện đài họ đang mang trên lưng.

Thiết kế tai hại này sẽ khiến lính điện đài dễ dàng bị lộ vị trí, nhất là với lối đánh cự ly gần, bám sát thắt lưng địch của quân giải phóng và bộ đội du kích.

Thiết kế tai hại này sẽ khiến lính điện đài dễ dàng bị lộ vị trí, nhất là với lối đánh cự ly gần, bám sát thắt lưng địch của quân giải phóng và bộ đội du kích.

Chưa hết, PRC-77 còn có ăng-ten thu phát sóng rất cao, địa hình rừng rậm nhiệt đới ở miền Nam Việt Nam yêu cầu ăng-ten phải dài tối thiểu 3 mét để liên lạc, điều này khiến ăng-ten vướng víu rất khó chịu. Việc ăng-ten vươn lên tận ngọn cây cũng dễ dàng khiến lính điện đài lộ vị trí, và nếu xác định được vị trí của điện đài viên, có nghĩa là chỉ huy đơn vị địch cũng chỉ "loanh quanh" khu vực đó.

Chưa hết, PRC-77 còn có ăng-ten thu phát sóng rất cao, địa hình rừng rậm nhiệt đới ở miền Nam Việt Nam yêu cầu ăng-ten phải dài tối thiểu 3 mét để liên lạc, điều này khiến ăng-ten vướng víu rất khó chịu. Việc ăng-ten vươn lên tận ngọn cây cũng dễ dàng khiến lính điện đài lộ vị trí, và nếu xác định được vị trí của điện đài viên, có nghĩa là chỉ huy đơn vị địch cũng chỉ "loanh quanh" khu vực đó.

Những lý do trên, đủ khiến mọi lính Mỹ phải sợ hãi khi được giao nhiệm vụ làm điện đài viên ở Việt Nam, dù rằng chức vụ này, luôn đi kèm nhiều ưu đãi tốt hơn so với bộ binh thông thường.

Những lý do trên, đủ khiến mọi lính Mỹ phải sợ hãi khi được giao nhiệm vụ làm điện đài viên ở Việt Nam, dù rằng chức vụ này, luôn đi kèm nhiều ưu đãi tốt hơn so với bộ binh thông thường.

Khó có thể thống kê được rằng, đã có bao nhiêu lính điện đài của Mỹ thiệt mạng khi tham chiến ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên trong mắt cựu binh Mỹ, những người lính này chỉ có tuổi thọ không quá vài giây trên chiến trường.

Khó có thể thống kê được rằng, đã có bao nhiêu lính điện đài của Mỹ thiệt mạng khi tham chiến ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên trong mắt cựu binh Mỹ, những người lính này chỉ có tuổi thọ không quá vài giây trên chiến trường.

Biệt kích Mỹ với điện đài PRC-77 ở Việt Nam - dù rất cồng kềnh và vướng víu, loại điện đài này cũng chỉ có bán kính liên lạc 8 km, tùy thuộc vào địa hình. Nguồn ảnh: VietnamGear.

Biệt kích Mỹ với điện đài PRC-77 ở Việt Nam - dù rất cồng kềnh và vướng víu, loại điện đài này cũng chỉ có bán kính liên lạc 8 km, tùy thuộc vào địa hình. Nguồn ảnh: VietnamGear.

Lính Mỹ "lạc giọng" gọi hỏa lực hỗ trợ qua điện đài khi đụng độ với quân giải phóng ở miền Nam Việt Nam. Nguồn: USAM.

Trần Trân

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/linh-dien-dai-my-trong-chien-tranh-viet-nam-chi-song-tho-5-giay-1517366.html