Linh hoạt giải pháp chăm lo các chiều thiếu hụt cho người dân nghèo

Chăm lo bù đắp các chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân, đặc biệt là người nghèo, là mục tiêu của nhiều địa phương đông đồng bào dân tộc thiểu số.

Cùng với nguồn vốn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, nhiều địa phương tại huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) linh hoạt lồng ghép các nội dung, nhằm phát huy hiệu quả tối đa nguồn lực hỗ trợ, song song với vận động đa dạng nguồn xã hội hóa. Mục tiêu cuối cùng là người dân nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn được chăm lo đa chiều, bền vững, bao trùm, nâng cao chất lượng sống của từng hộ gia đình, từng thôn xóm...

Bình Phú là xã đặc biệt khó khăn của huyện Chiêm Hóa. Thôn Bản Chang thuộc xã Bình Phú còn gặp nhiều khó khăn, 56 hộ dân trong thôn chủ yếu là dân tộc thiểu số, kinh tế chỉ dựa vào nông nghiệp. Ba năm trở lại đây nhờ các chương trình MTQG, Bản Chang đã được hỗ trợ làm đường giao thông nông thôn, hỗ trợ hỗ nghèo làm nhà ở, hỗ trợ chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt...

Năm nay, gia đình chị Nguyễn Thị Huyền Trang, thôn Bản Chang, đón niềm vui lớn khi được dọn vào ở trong ngôi nhà mới khang trang vừa hoàn thiện. Chị Trang chia sẻ gia đình nhận được hỗ trợ 50 triệu đồng và được vay thêm 40 triệu đồng từ nguồn vốn thuộc Chương trình MTQG. Có nhà ở ổn định, kiên cố, gia đình chị có thêm điều kiện ổn định cuộc sống, an cư, vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Chăm lo bù đắp các chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân, đặc biệt là người nghèo, là mục tiêu chính trị của nhiều địa phương đông đồng bào dân tộc thiểu số.

Chăm lo bù đắp các chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân, đặc biệt là người nghèo, là mục tiêu chính trị của nhiều địa phương đông đồng bào dân tộc thiểu số.

Lãnh đạo UBND xã Bình Phú cho biết năm 2024, toàn xã Bình Phú có 290 hộ nghèo. Sáu tháng đầu năm, 5 hộ gia đình trong xã được hỗ trợ kinh phí để xây dựng nhà ở, 12 hộ được hỗ trợ chuyển đổi nghề. Đồng thời các dự án triển khai trên địa bàn xã đã giúp người dân có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.

Tại xã Tân An, huyện Chiêm Hóa, bà con chủ yếu sản xuất nông nghiệp và trồng rừng. Xã coi đây là lợi thế để phát triển những mô hình sản xuất như trồng rừng, trồng rau và cây ăn quả, chế biến lâm sản… Xã xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ hàng đầu. Chăm lo bù đắp các chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, đặc biệt là người nghèo, là mục tiêu chính trị của xã.

11 thôn trong xã ngay từ đầu năm đã được yêu cầu rà soát lập danh sách hộ nghèo và phân loại dựa trên nguyên nhân nghèo. Trên cơ sở đó, xã Tân An phân công từng đoàn thể trực tiếp phụ trách hướng dẫn, giúp đỡ các hộ nghèo thuộc đoàn viên, hội viên, quản lý bằng nhiều hình thức như hỗ trợ vốn tín dụng ưu đãi, phương thức làm ăn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, dạy nghề, giới thiệu việc làm, hỗ trợ nhà ở,... để họ có điều kiện phát triển kinh tế và vươn lên thoát nghèo.

Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền xã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn các hộ dân có nhu cầu tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất. Tổng dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn xã đạt trên 30 tỷ đồng, với hơn 700 hộ vay phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, chính quyền xã luôn quan tâm khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng; phối hợp với các cơ quan chuyên môn huyện tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm dần theo từng năm. Theo kết quả rà soát, trong năm 2023, xã giảm được 54 hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo của xã về xấp xỉ 12%.

Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức về chính sách giảm nghèo bền vững, đa chiều, qua đó, khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo của người dân là cách làm toàn huyện Chiêm Hóa nói chung và các xã trên địa bàn huyện nói riêng đã thực hiện năm 2024.

Đầu tháng 7, UBND huyện Chiêm Hóa tổ chức Hội nghị Truyền thông về giảm nghèo đa chiều thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững cho trên 200 hộ dân thuộc 2 xã Yên Nguyên và Hòa Phú.

Người dân tại hai xã được chia sẻ thông tin nội dung Chương trình, ý nghĩa, mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo. Cùng đó, các chính sách hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống... cũng được trao đổi tại hội nghị. Đặc biệt, hội nghị giới thiệu các tấm gương điển hình, sáng kiến hay, mô hình giảm nghèo tiêu biểu nhằm tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội, khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường, nỗ lực vươn lên thoát nghèo của người dân.

Việc tổ chức hội nghị ngoài tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhân dân còn tạo sự đồng thuận, ủng hộ của toàn xã hội góp phần huy động nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, đa chiều.

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/linh-hoat-giai-phap-cham-lo-cac-chieu-thieu-hut-cho-dan-ngheo-2322333.html