Linh thiêng Lễ rước nước tắm tượng tại ngôi chùa cổ nhất miền Trung

Ngày 5/2 (nhằm ngày 15 tháng Giêng âm lịch), UBND huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã tổ chức Lễ hội chùa Hoằng Phúc 2023. Năm nay, Lễ rước nước thiêng của lễ hội năm nay đã thu hút hàng ngàn người đến tham dự.

Sáng ngày 5/2 (nhằm ngày 15 tháng Giêng âm lịch), tại chùa Hoằng Phúc (xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình), một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung đã diễn ra hàng loạt hoạt động Lễ hội chùa Hoằng Phúc 2023. Trong đó, Chương trình tổ chức các hoạt Rước nước là nghi lễ quan trọng nhất với mục đích lấy nước thiêng để thờ cúng trong Phật điện, làm nghi lễ mộc dục (tắm tượng), biểu dương sức mạnh cộng đồng làng xã, cầu mùa, cầu nước…

Sáng ngày 5/2 (nhằm ngày 15 tháng Giêng âm lịch), tại chùa Hoằng Phúc (xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình), một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung đã diễn ra hàng loạt hoạt động Lễ hội chùa Hoằng Phúc 2023. Trong đó, Chương trình tổ chức các hoạt Rước nước là nghi lễ quan trọng nhất với mục đích lấy nước thiêng để thờ cúng trong Phật điện, làm nghi lễ mộc dục (tắm tượng), biểu dương sức mạnh cộng đồng làng xã, cầu mùa, cầu nước…

Lễ hội với nhiều hoạt động văn hóa, tâm linh theo nghi thức Phật giáo như: Lễ rước nước từ khu vực An Sinh lên chùa; lễ phóng sinh; thuyết pháp và lễ quy y Tam Bảo; lễ cúng phật cầu Quốc thái dân an; lễ phát lộc và thả hoa đăng và nhiều hoạt động văn hóa thể thao phong phú hấp dẫn như: dân ca Hò khoan Lệ Thủy; hội bài chòi; thi đấu cờ tướng, đẩy gậy, kéo co, bóng chuyền...

Lễ hội với nhiều hoạt động văn hóa, tâm linh theo nghi thức Phật giáo như: Lễ rước nước từ khu vực An Sinh lên chùa; lễ phóng sinh; thuyết pháp và lễ quy y Tam Bảo; lễ cúng phật cầu Quốc thái dân an; lễ phát lộc và thả hoa đăng và nhiều hoạt động văn hóa thể thao phong phú hấp dẫn như: dân ca Hò khoan Lệ Thủy; hội bài chòi; thi đấu cờ tướng, đẩy gậy, kéo co, bóng chuyền...

Đặc biệt, Lễ rước nước tắm Phật năm nay thu hút được rất đông người dân tham dự. Để rước được nước thiêng, ban tổ chức đã tuyển chọn các trai tráng lực lưỡng, khỏe mạnh đua thuyền ngược dòng lên thượng nguồn sông Kiến Giang để lấy nước mang về.

Đặc biệt, Lễ rước nước tắm Phật năm nay thu hút được rất đông người dân tham dự. Để rước được nước thiêng, ban tổ chức đã tuyển chọn các trai tráng lực lưỡng, khỏe mạnh đua thuyền ngược dòng lên thượng nguồn sông Kiến Giang để lấy nước mang về.

Từ 0 giờ ngày 15 tháng Giêng, lãnh đạo huyện cùng thầy chùa Hoằng Phúc lên vực An Sinh (xã Văn Thủy) làm lễ giữa dòng sông, lấy nước cho vào hai chum đem lên đặt ở miếu Bà.

Từ 0 giờ ngày 15 tháng Giêng, lãnh đạo huyện cùng thầy chùa Hoằng Phúc lên vực An Sinh (xã Văn Thủy) làm lễ giữa dòng sông, lấy nước cho vào hai chum đem lên đặt ở miếu Bà.

Tương truyền phía thượng nguồn sông Kiến Giang có xoáy nước linh thiêng, không thể đo được độ sâu và thông ra tận biển Đông. Tại đây, 4 nam thanh niên mang trang phục lễ hội sẽ chèo thuyền ra giữa sông, dùng 4 gáo dừa múc nước đổ đầy vào 2 chum. Hai chum nước này sẽ được các đò bơi rước về bến thuyền gần chùa Hoằng Phúc.

Tương truyền phía thượng nguồn sông Kiến Giang có xoáy nước linh thiêng, không thể đo được độ sâu và thông ra tận biển Đông. Tại đây, 4 nam thanh niên mang trang phục lễ hội sẽ chèo thuyền ra giữa sông, dùng 4 gáo dừa múc nước đổ đầy vào 2 chum. Hai chum nước này sẽ được các đò bơi rước về bến thuyền gần chùa Hoằng Phúc.

Tại bến đò chợ Trạm (gần chùa Hoằng Phúc), hai chum nước được các trai đưa rước lên bờ để các sư thầy tiến hành làm lễ rồi cùng dòng người rước bộ về chùa Hoằng Phúc.

Tại bến đò chợ Trạm (gần chùa Hoằng Phúc), hai chum nước được các trai đưa rước lên bờ để các sư thầy tiến hành làm lễ rồi cùng dòng người rước bộ về chùa Hoằng Phúc.

Sau khi làm lễ tại chùa, các Phật tử và du khách sẽ lấy gáo dừa múc nước từ 2 chum tắm cho tượng Phật ở chính điện. Lễ đã tôn vinh nền văn minh sông nước của người dân Lệ Thủy, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, chúng sinh an lạc, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm.

Sau khi làm lễ tại chùa, các Phật tử và du khách sẽ lấy gáo dừa múc nước từ 2 chum tắm cho tượng Phật ở chính điện. Lễ đã tôn vinh nền văn minh sông nước của người dân Lệ Thủy, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, chúng sinh an lạc, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm.

Trong khuôn khổ chương trình, Ban Thường vụ Huyện đoàn đã tổ chức “Ngày hội trò chơi dân gian” thu hút hàng trăm lượt du khách và nhân dân đến vui chơi, trải nghiệm; tổ chức chương trình “Hành trình về nguồn”, tham quan, giới thiệu cho sinh viên các trường đại học trên cả nước đến các địa điểm du lịch của huyện nhà...".

Trong khuôn khổ chương trình, Ban Thường vụ Huyện đoàn đã tổ chức “Ngày hội trò chơi dân gian” thu hút hàng trăm lượt du khách và nhân dân đến vui chơi, trải nghiệm; tổ chức chương trình “Hành trình về nguồn”, tham quan, giới thiệu cho sinh viên các trường đại học trên cả nước đến các địa điểm du lịch của huyện nhà...".

Với bề dày lịch sử, chùa Hoằng Phúc là ngôi chùa có lịch sử hơn 700 năm, ngồi chùa này cũng đã được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia vào năm 2015. Đây là lần thứ 5 Lễ hội chùa Hoằng Phúc được tổ chức và đang dần định hình một lễ hội mới cho người dân huyện Lệ Thủy nói riêng, tỉnh Quảng Bình nói chung, góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch văn hóa tâm linh và điểm đến hấp dẫn của du khách.

Với bề dày lịch sử, chùa Hoằng Phúc là ngôi chùa có lịch sử hơn 700 năm, ngồi chùa này cũng đã được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia vào năm 2015. Đây là lần thứ 5 Lễ hội chùa Hoằng Phúc được tổ chức và đang dần định hình một lễ hội mới cho người dân huyện Lệ Thủy nói riêng, tỉnh Quảng Bình nói chung, góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch văn hóa tâm linh và điểm đến hấp dẫn của du khách.

Đăng Khôi

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/anh-linh-thieng-le-ruoc-nuoc-tam-tuong-tai-ngoi-chua-co-nhat-mien-trung-5708959.html