Link tải Mẫu bảng chấm công trên Excel mới nhất năm 2024

Mẫu bảng chấm công theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất. Đây là mẫu bảng chấm công trên Excel năm 2024 được thiết kế theo đúng lịch năm 2024 đầy đủ 12 tháng, có sẵn các công thức tính Tổng ngày công để gửi tặng các bạn.

Mục lục

Quy định về Mẫu bảng chấm công
Dưới đây là Mẫu bảng chấm công năm 2024 file Excel mới nhất (theo đúng lịch của năm 2024).
1. Mục đích lập Bảng chấm công:
2. Phương pháp và trách nhiệm ghi:
3. Phương pháp chấm công:
Tải về mẫu bảng chấm công tại đây

Quy định về Mẫu bảng chấm công

Theo điều 9 Thông tư 200 và điều 10 Thông tư 133:

"- Các chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng dẫn (không bắt buộc), doanh nghiệp được tự thiết kế mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị nhưng phải đảm bảo các nội dung chủ yếu và phải đảm bảo cung cấp những thông tin theo quy định của Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn Luật Kế toán.
- Hoặc áp dụng theo biểu mẫu ban hành kèm theo phụ lục số 3 Thông tư 200."

Như vậy: DN được tự thiết kế Mẫu bảng chấm công.

Dưới đây là Mẫu bảng chấm công năm 2024 file Excel mới nhất (theo đúng lịch của năm 2024).

(Giao diện mẫu Bảng chấm trên Excel)

(Giao diện mẫu Bảng chấm trên Excel)

Chú ý: Trong mẫu bảng chấm trên Excel này chúng tôi đã đặt sẵn các công thức, và những chú ý ở phần cuối trong Excel, các bạn nhớ đọc kỹ và thực hiện nhé.

Ghi chú: Tháng 02 năm 2024 có tổng số 29 ngày, trong đó:

+ Từ ngày 07/02 đến ngày 15/02 là thời gian nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2024. Trong đó: Người lao động được nghỉ 5 ngày Tết âm lịch được hưởng nguyên lương

+ Ngày 13/02 là ngày nghỉ bù ngày nghỉ hàng tuần (Chủ nhật - Ngày 11/02/2024 rơi vào ngày nghỉ Tết Âm Lịch)

+ Tháng 2/2024 có 4 ngày chủ nhật. Trong đó có 1 ngày trùng với ngày nghỉ Lễ Tết nên được nghỉ bù

Theo khoản 3, điều 111 của Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 thì: Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Lưu ý: Về cách tính tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù hoặc ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần

Khoản 3 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về tiền lương khi đi làm vào ngày nghỉ bù, thì:

+ Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết.

=> Nếu bạn đi làm thêm vào Chủ Nhật (ngày 11/02/2024) là ngày nghỉ lễ Tết của năm 2024 thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết

+ Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.

=> Nếu bạn đi làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù (thứ 3 - ngày 13/02/2024) thì được trả lương làm thêm giờ như đi làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần.

1. Mục đích lập Bảng chấm công:

- Bảng chấm công dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng BHXH, ... để có căn cứ tính trả lương, bảo hiểm xã hội trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong đơn vị.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi:

- Mỗi bộ phận (phòng, ban, tổ, nhóm…) phải lập bảng chấm công hàng tháng.- Hàng ngày tổ trưởng (Trưởng ban, phòng, nhóm,...) hoặc người được ủy quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày, ghi vào ngày tương ứng trong các cột từ cột 1 đến cột 31 (tức là từ ngày 1 đến ngày 31) theo các ký hiệu quy định trong chứng từ.- Cuối tháng, người chấm công và người phụ trách bộ phận ký vào Bảng chấm công và chuyển Bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy xin nghỉ việc không hưởng lương,... về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu qui ra công để tính lương và bảo hiểm xã hội.
- Bảng chấm công được lưu tại phòng (ban, tổ,…) kế toán cùng các chứng từ có liên quan.

3. Phương pháp chấm công:

Tùy thuộc vào điều kiện công tác và trình độ kế toán tại đơn vị để sử dụng 1 trong các phương pháp chấm công sau:
- Chấm công ngày: Mỗi khi người lao động làm việc tại đơn vị hoặc làm việc khác như hội nghị, họp,... thì mỗi ngày dùng một ký hiệu để chấm công cho ngày đó.

Cần chú ý 2 trường hợp:
+ Nếu trong ngày, người lao động làm 2 việc có thời gian khác nhau thì chấm công theo ký hiệu của công việc chiếm nhiều thời gian nhất. Ví dụ người lao động A trong ngày họp 5 giờ làm lương thời gian 3 giờ thì cả ngày hôm đó chấm “H” Hội họp.
+ Nếu trong ngày, người lao động làm 2 việc có thời gian bằng nhau thì chấm công theo ký hiệu của công việc diễn ra trước.

- Chấm công theo giờ:
Trong ngày người lao động làm bao nhiêu công việc thì chấm công theo các ký hiệu đã quy định và ghi số giờ công thực hiện công việc đó bên cạnh ký hiệu tương ứng.

- Chấm công nghỉ bù:
Nghỉ bù chỉ áp dụng trong trường hợp làm thêm giờ hưởng lương thời gian nhưng không thanh toán lương làm thêm, do đó khi người lao động nghỉ bù thì chấm "NB" và vẫn tính trả lương thời gian.

Tải về mẫu bảng chấm công tại đây

Mẫu bảng chấm công theo thông tư 200 tại đây: FILE DOCS FILE EXCEL

Mẫu bảng chấm công theo thông tư 133 TẠI ĐÂY

Hùng Cường

Nguồn Đắk Nông: https://baodaknong.vn/link-tai-mau-bang-cham-cong-tren-excel-moi-nhat-nam-2024-215824.html