Lộ diện kho vũ khí đáng gờm của Cuba sau 50 năm bị Mỹ cấm vận

Sau một thời gian dài chịu cấm vận, lực lượng Lục quân của Cuba vẫn có được dàn trang bị vũ khí cực kỳ đáng nể, trong đó có không ít loại được Cuba tự nâng cấp, sản xuất.

Đầu tiên phải kể đến khẩu súng chống tăng có thiết kế đặc biệt do Quân đội Cuba tự sản xuất có tên Mambi AMR. Đây là loại súng chống tăng có chiều dài lên tới 2,1 mét, được Cuba tự thiết kế và sản xuất hàng loạt từ năm 1980 và dùng cỡ đạn 14,5x114mm. Nguồn ảnh: Militaria.

Đầu tiên phải kể đến khẩu súng chống tăng có thiết kế đặc biệt do Quân đội Cuba tự sản xuất có tên Mambi AMR. Đây là loại súng chống tăng có chiều dài lên tới 2,1 mét, được Cuba tự thiết kế và sản xuất hàng loạt từ năm 1980 và dùng cỡ đạn 14,5x114mm. Nguồn ảnh: Militaria.

Tiếp đến là khẩu súng bắn tỉa mang tên Alejandro của Quân đội Cuba. Đây cũng là một sản phẩm do ngành công nghiệp quốc phòng của quốc gia này tự nghiên cứu và sản xuất, sử dụng cỡ đạn 7,52x54mmR và bắt đầu được phục vụ trong biên chế của quân đội Cuba từ năm 2002. Nguồn ảnh: Militaria.

Tiếp đến là khẩu súng bắn tỉa mang tên Alejandro của Quân đội Cuba. Đây cũng là một sản phẩm do ngành công nghiệp quốc phòng của quốc gia này tự nghiên cứu và sản xuất, sử dụng cỡ đạn 7,52x54mmR và bắt đầu được phục vụ trong biên chế của quân đội Cuba từ năm 2002. Nguồn ảnh: Militaria.

Về các loại xe tăng, loại xe chủ lực hiện đại nhất mà Cuba hiện đang có là loại T-62 do Liên Xô sản xuất với phiên bản T-62M. Tuy nhiên đông nhất trong biên chế của Cuba vẫn là xe tăng T-54/55 với quân số lên tới 800 chiếc. Nguồn ảnh: Militaria.

Về các loại xe tăng, loại xe chủ lực hiện đại nhất mà Cuba hiện đang có là loại T-62 do Liên Xô sản xuất với phiên bản T-62M. Tuy nhiên đông nhất trong biên chế của Cuba vẫn là xe tăng T-54/55 với quân số lên tới 800 chiếc. Nguồn ảnh: Militaria.

Xe tăng hạng nhẹ PT-76 cũng phục vụ trong biên chế quân đội Cuba nhưng với số lượng khá ít ỏi, chỉ khoảng 50 chiếc. Nguồn ảnh: Militaria.

Xe tăng hạng nhẹ PT-76 cũng phục vụ trong biên chế quân đội Cuba nhưng với số lượng khá ít ỏi, chỉ khoảng 50 chiếc. Nguồn ảnh: Militaria.

Các loại thiết giáp như BTR-60 có quân số khá lớn trong biên chế của Quân đội Cuba, kèm theo đó là việc Cuba tự nâng cấp, cải tiến xe chở quân BTR-60 với việc trang bị cho nó tháp pháo của xe tăng T-55 hoặc tháp pháo của xe tăng hạng nhẹ PT-76. Nguồn ảnh: Militaria.

Các loại thiết giáp như BTR-60 có quân số khá lớn trong biên chế của Quân đội Cuba, kèm theo đó là việc Cuba tự nâng cấp, cải tiến xe chở quân BTR-60 với việc trang bị cho nó tháp pháo của xe tăng T-55 hoặc tháp pháo của xe tăng hạng nhẹ PT-76. Nguồn ảnh: Militaria.

Nếu không tính tới các phiên bản vũ khí do Cuba tự cải biên, trong biên chế của quân đội nước này chỉ có duy nhất một loại xe chiến đấu bộ binh đó là BMP-1 với số lượng khoảng 120 chiếc. Nguồn ảnh: Militaria.

Nếu không tính tới các phiên bản vũ khí do Cuba tự cải biên, trong biên chế của quân đội nước này chỉ có duy nhất một loại xe chiến đấu bộ binh đó là BMP-1 với số lượng khoảng 120 chiếc. Nguồn ảnh: Militaria.

BTR-152 - một loại xe bọc thép chở quân bánh lốp cực hiếm gặp do Liên Xô sản xuất cũng xuất hiện trong biên chế của Quân đội Cuba với số lượng khoảng 150 chiếc. Nguồn ảnh: Militaria.

BTR-152 - một loại xe bọc thép chở quân bánh lốp cực hiếm gặp do Liên Xô sản xuất cũng xuất hiện trong biên chế của Quân đội Cuba với số lượng khoảng 150 chiếc. Nguồn ảnh: Militaria.

Ngoài các loại pháo kéo phổ biến do Liên Xô cung cấp, Cuba thậm chí còn tự "độ" lại phiên bản pháo kéo M-46 cỡ nòng 130mm lên khung gầm xe tải siêu trường siêu trọng, biến nó thành một khẩu pháo tự hành và đặt tên là Jupiter-V. Nguồn ảnh: Militaria.

Ngoài các loại pháo kéo phổ biến do Liên Xô cung cấp, Cuba thậm chí còn tự "độ" lại phiên bản pháo kéo M-46 cỡ nòng 130mm lên khung gầm xe tải siêu trường siêu trọng, biến nó thành một khẩu pháo tự hành và đặt tên là Jupiter-V. Nguồn ảnh: Militaria.

Hệ thống tên lửa chống tăng AT-3 Sagger cũng được Cuba cải tiến để biến thành hệ thống tên lửa chống tăng tự hành bằng việc đặt nó lên nóc xe thiết giáp chở quân BTR-60. Nguồn ảnh: Militaria.

Hệ thống tên lửa chống tăng AT-3 Sagger cũng được Cuba cải tiến để biến thành hệ thống tên lửa chống tăng tự hành bằng việc đặt nó lên nóc xe thiết giáp chở quân BTR-60. Nguồn ảnh: Militaria.

Loại pháo tự hành đông nhất trong biên chế của Cuba lại là loại 2S1 Gvozdika do Liên Xô sản xuất. Ước tính hiện tại Cuba còn sở hữu trong biên chế khoảng 60 khẩu pháo tự hành cỡ nòng 122mm loại này. Nguồn ảnh: Militaria.

Loại pháo tự hành đông nhất trong biên chế của Cuba lại là loại 2S1 Gvozdika do Liên Xô sản xuất. Ước tính hiện tại Cuba còn sở hữu trong biên chế khoảng 60 khẩu pháo tự hành cỡ nòng 122mm loại này. Nguồn ảnh: Militaria.

Loại pháo tự hành phòng không hiện đại và nguy hiểm bậc nhất trong biên chế của Cuba đó là ZSU-57-2. Đây là loại pháo tự hành được trang bị hai khẩu pháo 57mm đặt trên khung gầm xe tăng hạng nhẹ T-60 của Liên Xô. Nguồn ảnh: Militaria.

Loại pháo tự hành phòng không hiện đại và nguy hiểm bậc nhất trong biên chế của Cuba đó là ZSU-57-2. Đây là loại pháo tự hành được trang bị hai khẩu pháo 57mm đặt trên khung gầm xe tăng hạng nhẹ T-60 của Liên Xô. Nguồn ảnh: Militaria.

Và cuối cùng là dàn tên lửa phòng không tự hành do Cuba tự "độ" lại dựa trên tên lửa S-75 Dvina và S-125 Neva. Cả hai loại tên lửa này đều được Cuba đặt trên khung gầm xe tăng T-55 để tăng khả năng cơ động. Nguồn ảnh: Militaria.

Và cuối cùng là dàn tên lửa phòng không tự hành do Cuba tự "độ" lại dựa trên tên lửa S-75 Dvina và S-125 Neva. Cả hai loại tên lửa này đều được Cuba đặt trên khung gầm xe tăng T-55 để tăng khả năng cơ động. Nguồn ảnh: Militaria.

Mời độc giả xem Video: Lịch sử cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba suýt dẫn đến Chiến tranh Thế giới thứ ba.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/lo-dien-kho-vu-khi-dang-gom-cua-cuba-sau-50-nam-bi-my-cam-van-1246750.html