Lộ diện tên lửa 'lạ' của Hải quân Mỹ gây bất ngờ

Sau nhiều năm giữ bí mật, một vũ khí tầm bắn siêu xa của Hải quân Mỹ đã 'vô tình' lộ hiện trong cuộc tập trận chung đã quốc gia RIMPAC 2024 đang diễn ra ở Hawaii, theo The Warzone.

Những bức ảnh về cuộc tập trận được đăng tải lên mạng xã hội cho thấy, các tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet thuộc nhóm chiến đấu tàu sân bay Carl Vinson mang theo hai tên lửa không đối không tầm xa lớn và khác thường có ký hiệu NAIM-174B, có bề ngoài giống với tên lửa phòng không tầm xa SM-6.

Những bức ảnh về cuộc tập trận được đăng tải lên mạng xã hội cho thấy, các tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet thuộc nhóm chiến đấu tàu sân bay Carl Vinson mang theo hai tên lửa không đối không tầm xa lớn và khác thường có ký hiệu NAIM-174B, có bề ngoài giống với tên lửa phòng không tầm xa SM-6.

Theo The Warzone, tầm bắn của tên lửa này có thể đạt tới 230 dặm (370 km). Đây có thể là loại tên lửa không đối không có tầm bắn xa nhất trong lịch sử Hải quân Mỹ nhằm mục đích “săn lùng và tiêu diệt máy bay cảnh báo sớm tầm xa và máy bay tiếp dầu trên không trong cuộc xung đột quy mô lớn với Trung Quốc".

Theo The Warzone, tầm bắn của tên lửa này có thể đạt tới 230 dặm (370 km). Đây có thể là loại tên lửa không đối không có tầm bắn xa nhất trong lịch sử Hải quân Mỹ nhằm mục đích “săn lùng và tiêu diệt máy bay cảnh báo sớm tầm xa và máy bay tiếp dầu trên không trong cuộc xung đột quy mô lớn với Trung Quốc".

Tên lửa có ký hiệu NAIM-174B cho thấy kiểu loại cụ thể của nó là tên lửa không đối không AIM-174B, được sử dụng để thử nghiệm đặc biệt. Bằng chứng là sọc xanh trên đầu đạn, động cơ và vòi phun. Nguyên mẫu trên được sử dụng để nghiên cứu hành trình của tên lửa trong chuyến bay cũng như trong quá trình kích hoạt và phóng từ máy bay.

Tên lửa có ký hiệu NAIM-174B cho thấy kiểu loại cụ thể của nó là tên lửa không đối không AIM-174B, được sử dụng để thử nghiệm đặc biệt. Bằng chứng là sọc xanh trên đầu đạn, động cơ và vòi phun. Nguyên mẫu trên được sử dụng để nghiên cứu hành trình của tên lửa trong chuyến bay cũng như trong quá trình kích hoạt và phóng từ máy bay.

Ký hiệu "NAIM" cho phép khẳng định rằng vũ khí này đang được phát triển bởi các chuyên gia của Hải quân Mỹ mà không có sự tham gia của Không lực Hoa Kỳ.

Ký hiệu "NAIM" cho phép khẳng định rằng vũ khí này đang được phát triển bởi các chuyên gia của Hải quân Mỹ mà không có sự tham gia của Không lực Hoa Kỳ.

Tên lửa không đối không AIM-174B là phiên bản cải tiến dựa trên tên lửa phòng không SM-6 trang bị trên tàu của Hải quân Mỹ, loại tên lửa này có tầm bắn hơn 350 km chủ yếu được sử dụng để đánh chặn các mục tiêu tầm xa trên không và tên lửa đạn đạo giai đoạn cuối. Về lý thuyết, nó cũng có khả năng đánh chặn vũ khí siêu thanh.

Tên lửa không đối không AIM-174B là phiên bản cải tiến dựa trên tên lửa phòng không SM-6 trang bị trên tàu của Hải quân Mỹ, loại tên lửa này có tầm bắn hơn 350 km chủ yếu được sử dụng để đánh chặn các mục tiêu tầm xa trên không và tên lửa đạn đạo giai đoạn cuối. Về lý thuyết, nó cũng có khả năng đánh chặn vũ khí siêu thanh.

Mặc dù tên lửa không đối không AIM-174B đã loại bỏ bộ tăng lực vì được gắn trên máy bay thay vì phóng từ tàu, nhưng do được phóng từ trên không bằng máy bay chiến đấu, ở độ cao lớn và tốc độ cao, nên tầm bắn có thể xa hơn. Điều này có nghĩa, tên lửa AIM-174B có thể có tầm bắn vượt xa loại tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 hiện đang được Không quân Mỹ sử dụng.

Mặc dù tên lửa không đối không AIM-174B đã loại bỏ bộ tăng lực vì được gắn trên máy bay thay vì phóng từ tàu, nhưng do được phóng từ trên không bằng máy bay chiến đấu, ở độ cao lớn và tốc độ cao, nên tầm bắn có thể xa hơn. Điều này có nghĩa, tên lửa AIM-174B có thể có tầm bắn vượt xa loại tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 hiện đang được Không quân Mỹ sử dụng.

Sự kết hợp giữa máy bay Super Hornet và tên lửa tầm siêu xa AIM-174B được phát triển cách đây 3 năm, nhưng vào thời điểm đó tên lửa này chỉ được sơn màu vàng thử nghiệm và chưa bao giờ được Hải quân Mỹ chính thức công nhận.

Sự kết hợp giữa máy bay Super Hornet và tên lửa tầm siêu xa AIM-174B được phát triển cách đây 3 năm, nhưng vào thời điểm đó tên lửa này chỉ được sơn màu vàng thử nghiệm và chưa bao giờ được Hải quân Mỹ chính thức công nhận.

Giờ đây, tên lửa đã chính thức được lắp đặt trên máy bay cất cánh từ tàu sân bay của Hải quân Mỹ và sử dụng lớp sơn phủ màu xám tiêu chuẩn, cho thấy tính năng của nó đã dần hoàn thiện và có thể đã sẵn sàng chiến đấu, mặc dù Hải quân Mỹ chưa công bố thông tin chính thức. (Nguồn ảnh: Sohu, Topcor.ru, Offsetski, Airspace).

Giờ đây, tên lửa đã chính thức được lắp đặt trên máy bay cất cánh từ tàu sân bay của Hải quân Mỹ và sử dụng lớp sơn phủ màu xám tiêu chuẩn, cho thấy tính năng của nó đã dần hoàn thiện và có thể đã sẵn sàng chiến đấu, mặc dù Hải quân Mỹ chưa công bố thông tin chính thức. (Nguồn ảnh: Sohu, Topcor.ru, Offsetski, Airspace).

Máy bay chiến đấu mang tên lửa NAIM-174B. Nguồn: Militarnyi.

Lý Thùy (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/lo-dien-ten-lua-la-cua-hai-quan-my-gay-bat-ngo-2009300.html