Lộ diện vũ khí hiện đại của Nga tại lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng

190 phương tiện chiến đấu mặt đất hiện đại nhất của quân đội Nga đã tham gia lễ duyệt binh kỷ niệm 76 năm chiến thắng phát xít Đức tại Quảng trường Đỏ.

 10h sáng (giờ Moscow) lễ duyệt binh kỷ niệm 76 năm chiến thắng phát xít Đức trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại đã diễn ra long trọng tại Quảng trường Đỏ. 12.500 binh sĩ, 190 phương tiện chiến đấu và 76 máy bay tham gia lễ duyệt binh. Ảnh: Reuters.

10h sáng (giờ Moscow) lễ duyệt binh kỷ niệm 76 năm chiến thắng phát xít Đức trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại đã diễn ra long trọng tại Quảng trường Đỏ. 12.500 binh sĩ, 190 phương tiện chiến đấu và 76 máy bay tham gia lễ duyệt binh. Ảnh: Reuters.

 Xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata, phương tiện chiến đấu bọc thép hiện đại nhất của Nga. Đây là dòng xe tăng đầu tiên được chế tạo dưới thời hậu Xô Viết. T-14 mang nhiều cải tiến về thiết kế và công nghệ. Trên thế giới chưa có mẫu xe tăng tương tự. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata, phương tiện chiến đấu bọc thép hiện đại nhất của Nga. Đây là dòng xe tăng đầu tiên được chế tạo dưới thời hậu Xô Viết. T-14 mang nhiều cải tiến về thiết kế và công nghệ. Trên thế giới chưa có mẫu xe tăng tương tự. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.

 Xe bọc thép chở quân (APC) Boomerang. Đây là dòng APC mới nhất của Nga được giới thiệu lần đầu năm 2015. Nó được chế tạo để thay thế dần cho dòng APC BTR do Liên Xô cũ chế tạo. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.

Xe bọc thép chở quân (APC) Boomerang. Đây là dòng APC mới nhất của Nga được giới thiệu lần đầu năm 2015. Nó được chế tạo để thay thế dần cho dòng APC BTR do Liên Xô cũ chế tạo. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.

 Tổ hợp phòng không tích hợp Pantsir-S1 diễu hành qua lễ đài. Hệ thống gồm 2 pháo bắn nhanh 30 mm và 12 tên lửa phòng không tầm thấp. Hệ thống được tích hợp radar cảnh giới và điều khiển hỏa lực nên khả năng tác chiến độc lập rất cao. Ảnh: Reuters.

Tổ hợp phòng không tích hợp Pantsir-S1 diễu hành qua lễ đài. Hệ thống gồm 2 pháo bắn nhanh 30 mm và 12 tên lửa phòng không tầm thấp. Hệ thống được tích hợp radar cảnh giới và điều khiển hỏa lực nên khả năng tác chiến độc lập rất cao. Ảnh: Reuters.

 Tổ hợp phòng không tầm xa S-400 Triumf. Đây là tổ hợp phòng không mặt đất có tầm bắn xa nhất thế giới. S-400 có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly tới 400 km. Ảnh: Reuters.

Tổ hợp phòng không tầm xa S-400 Triumf. Đây là tổ hợp phòng không mặt đất có tầm bắn xa nhất thế giới. S-400 có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly tới 400 km. Ảnh: Reuters.

 Hệ thống robot chiến đấu không người lái Uran-9. Hệ thống gồm một pháo 30 mm và 4 tên lửa chống tăng. Uran-9 đã được triển khai thử nghiệm đến chiến trường Syria để đánh giá hiệu suất chiến đấu. Ảnh: Reuters.

Hệ thống robot chiến đấu không người lái Uran-9. Hệ thống gồm một pháo 30 mm và 4 tên lửa chống tăng. Uran-9 đã được triển khai thử nghiệm đến chiến trường Syria để đánh giá hiệu suất chiến đấu. Ảnh: Reuters.

 Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3 diễu hành qua lễ đài. Ảnh: Reuters.

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3 diễu hành qua lễ đài. Ảnh: Reuters.

 Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M diễu hành qua lễ đài. Phiên bản này được nâng cấp với trạm vũ khí điều khiển từ xa trên nóc tháp pháo, trang bị giáp phản ứng nổ thế hệ mới, hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến và pháo chính nâng cấp. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M diễu hành qua lễ đài. Phiên bản này được nâng cấp với trạm vũ khí điều khiển từ xa trên nóc tháp pháo, trang bị giáp phản ứng nổ thế hệ mới, hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến và pháo chính nâng cấp. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.

 Lựu pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV. Đây là lựu pháo tự hành mới nhất của Nga. 2S35 được trang bị pháo chính 152 mm có tầm bắn tới 70 km với đạn pháo dẫn đường thế hệ mới. Ảnh: Reuters.

Lựu pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV. Đây là lựu pháo tự hành mới nhất của Nga. 2S35 được trang bị pháo chính 152 mm có tầm bắn tới 70 km với đạn pháo dẫn đường thế hệ mới. Ảnh: Reuters.

 Tổ hợp phòng không tầm trung Buk-M3, được trang bị 6 tên lửa 9A317M với tầm bắn 70 km. Phiên bản này tên lửa được bố trí trong ống phóng kiêm container bảo quản, thay vì nằm rời bên ngoài như phiên bản Buk-M2. Ảnh: Reuters.

Tổ hợp phòng không tầm trung Buk-M3, được trang bị 6 tên lửa 9A317M với tầm bắn 70 km. Phiên bản này tên lửa được bố trí trong ống phóng kiêm container bảo quản, thay vì nằm rời bên ngoài như phiên bản Buk-M2. Ảnh: Reuters.

 Lựu pháo tự hành 2S19 Msta, 155 mm. Đây là hệ thống lựu pháo tự hành chủ lực của Nga. Ảnh: Reuters.

Lựu pháo tự hành 2S19 Msta, 155 mm. Đây là hệ thống lựu pháo tự hành chủ lực của Nga. Ảnh: Reuters.

 Xe chiến đấu bộ binh đổ bộ đường không BMD-4M. Đây là phương tiện chiến đấu bọc thép chủ lực của lực lượng lính dù Nga. Nó có thể nhảy dù với toàn bộ ê kíp chiến đấu bên trong, cho phép tham chiến ngay khi tiếp đất. Ảnh: Reuters.

Xe chiến đấu bộ binh đổ bộ đường không BMD-4M. Đây là phương tiện chiến đấu bọc thép chủ lực của lực lượng lính dù Nga. Nó có thể nhảy dù với toàn bộ ê kíp chiến đấu bên trong, cho phép tham chiến ngay khi tiếp đất. Ảnh: Reuters.

 Tổ hợp pháo phản lực nhiệt áp Tos-1A diễu hành qua lễ đài. Vũ khí này được xem là cơn ác mộng với bộ binh nấp sau công sự. Nó có thể bắn 30 đạn nhiệt áp với sức nóng thiêu rụi mọi thứ ở cự ly 6 km chỉ trong 15 giây. Ảnh: Reuters.

Tổ hợp pháo phản lực nhiệt áp Tos-1A diễu hành qua lễ đài. Vũ khí này được xem là cơn ác mộng với bộ binh nấp sau công sự. Nó có thể bắn 30 đạn nhiệt áp với sức nóng thiêu rụi mọi thứ ở cự ly 6 km chỉ trong 15 giây. Ảnh: Reuters.

 Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars diễu hành qua lễ đài. Ảnh: Reuters.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars diễu hành qua lễ đài. Ảnh: Reuters.

Trung Hiếu

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/lo-dien-vu-khi-hien-dai-cua-nga-tai-le-duyet-binh-ngay-chien-thang-post1213575.html