Lô pháo tự hành 2S43 Malva đầu tiên trực chiến

Pháo tự hành 2S43 Malva trên khung gầm bánh hơi đã được bàn giao cho Quân đội Nga.

Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec đã bàn giao cho Bộ Quốc phòng Liên bang Nga những khẩu pháo tự hành 152 mm 2S43 Malva đầu tiên thuộc lô sản xuất hàng loạt.

Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec đã bàn giao cho Bộ Quốc phòng Liên bang Nga những khẩu pháo tự hành 152 mm 2S43 Malva đầu tiên thuộc lô sản xuất hàng loạt.

Lựu pháo tự hành bánh lốp 2S43 Malva theo thông báo đã hoàn thành các bài thử nghiệm cấp nhà nước kéo dài hai năm vào tháng 7/2023.

Lựu pháo tự hành bánh lốp 2S43 Malva theo thông báo đã hoàn thành các bài thử nghiệm cấp nhà nước kéo dài hai năm vào tháng 7/2023.

Tới tháng 8/2023, Phó Tổng giám đốc thứ nhất của tập đoàn Rostec thông báo rằng theo lệnh của chính phủ, việc triển khai sản xuất khẩn cấp những khẩu pháo tự hành này đã được bắt đầu.

Tới tháng 8/2023, Phó Tổng giám đốc thứ nhất của tập đoàn Rostec thông báo rằng theo lệnh của chính phủ, việc triển khai sản xuất khẩn cấp những khẩu pháo tự hành này đã được bắt đầu.

Do sử dụng khung gầm xe tải BAZ-6010-027 và không trang bị tháp pháo kín, chu trình sản xuất 2S43 Malva sẽ rẻ, nhanh và đơn giản hơn đáng kể so với pháo tự hành bánh xích 2S19 Msta-S.

Do sử dụng khung gầm xe tải BAZ-6010-027 và không trang bị tháp pháo kín, chu trình sản xuất 2S43 Malva sẽ rẻ, nhanh và đơn giản hơn đáng kể so với pháo tự hành bánh xích 2S19 Msta-S.

Ngoài ra pháo tự hành bánh lốp chỉ có mối quan hệ một phần với chuỗi cung ứng và năng lực sản xuất pháo tự hành bánh xích, điều này sẽ cho phép chế tạo song song mà không ảnh hưởng đến các loại vũ khí khác.

Ngoài ra pháo tự hành bánh lốp chỉ có mối quan hệ một phần với chuỗi cung ứng và năng lực sản xuất pháo tự hành bánh xích, điều này sẽ cho phép chế tạo song song mà không ảnh hưởng đến các loại vũ khí khác.

Viện nghiên cứu khoa học trung ương Burevestnik bắt đầu nghiên cứu phát triển pháo tự hành Malva từ những năm 2010 - như một phần của công trình mang tên Nabrosok. Việc thử nghiệm bắt đầu vào năm 2020.

Viện nghiên cứu khoa học trung ương Burevestnik bắt đầu nghiên cứu phát triển pháo tự hành Malva từ những năm 2010 - như một phần của công trình mang tên Nabrosok. Việc thử nghiệm bắt đầu vào năm 2020.

2S43 Malva được trang bị pháo 2A64 cỡ 152 mm với nòng dài gấp 47 lần đường kính (L/47), đây cũng là nòng pháo dùng trên pháo tự hành 2S19 Msta-S và biến thể kéo 2A65 Msta-B.

2S43 Malva được trang bị pháo 2A64 cỡ 152 mm với nòng dài gấp 47 lần đường kính (L/47), đây cũng là nòng pháo dùng trên pháo tự hành 2S19 Msta-S và biến thể kéo 2A65 Msta-B.

Tầm bắn tối đa của lựu pháo với loại đạn nổ mạnh thông thường là 24,7 km và lên tới 29 km với đạn tăng tầm lắp tầng đẩy phụ.

Tầm bắn tối đa của lựu pháo với loại đạn nổ mạnh thông thường là 24,7 km và lên tới 29 km với đạn tăng tầm lắp tầng đẩy phụ.

Tuy vậy khi đặt cạnh pháo 155 mm chuẩn NATO, chẳng hạn như pháo tự hành CAESAR của Pháp hay Bogdana của Ukraine, nhờ nòng dài L/52 nên chúng có thể bắn ở khoảng cách lên tới 40 km.

Tuy vậy khi đặt cạnh pháo 155 mm chuẩn NATO, chẳng hạn như pháo tự hành CAESAR của Pháp hay Bogdana của Ukraine, nhờ nòng dài L/52 nên chúng có thể bắn ở khoảng cách lên tới 40 km.

Việc dùng cấu hình mở, không có lớp giáp bảo vệ bổ sung hoặc tháp pháo giúp làm nhẹ cỗ máy. Với cơ số đạn 30 viên, trọng lượng của Malva là 32 tấn, nó nhẹ hơn 25% so với Msta-S.

Việc dùng cấu hình mở, không có lớp giáp bảo vệ bổ sung hoặc tháp pháo giúp làm nhẹ cỗ máy. Với cơ số đạn 30 viên, trọng lượng của Malva là 32 tấn, nó nhẹ hơn 25% so với Msta-S.

Bạch Dương

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/lo-phao-tu-hanh-2s43-malva-dau-tien-truc-chien-post658890.html