Lo sóng 'nuốt' làng, dân dựng kè bê tông cốt thép giữ đất

Trước tình trạng xâm thực ngày càng nghiêm trọng khiến đất đai, nhà cửa bị sóng 'nuốt chửng', người dân ở Quảng Nam đã tự bỏ tiền để dựng kè bê tông cốt thép.

Hàng chục năm qua, tình trạng sạt lở bờ biển trở thành nỗi ám ảnh ăn sâu vào trong tiềm thức của người dân làng chài Trung Phường, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam khiến ai nấy sống trong tâm thế nơm nớp lo sợ.

Hàng chục năm qua, tình trạng sạt lở bờ biển trở thành nỗi ám ảnh ăn sâu vào trong tiềm thức của người dân làng chài Trung Phường, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam khiến ai nấy sống trong tâm thế nơm nớp lo sợ.

Theo bà con địa phương, tình trạng xói lở cả cây số bờ biển đoạn thuộc thôn Trung Phường diễn ra từ cách đây hơn 10 năm. Hàng chục ngôi nhà đã bị sóng "nuốt chửng" khiến người dân phải khăn gói đi nơi khác sinh sống.

Theo bà con địa phương, tình trạng xói lở cả cây số bờ biển đoạn thuộc thôn Trung Phường diễn ra từ cách đây hơn 10 năm. Hàng chục ngôi nhà đã bị sóng "nuốt chửng" khiến người dân phải khăn gói đi nơi khác sinh sống.

Vào mùa mưa bão, nỗi lo thường trực của hàng chục hộ dân tổ 2 (thôn Trung Phường) nói chung và cá nhân gia đình ông Trương Công Trực càng tăng lên gấp bội. Hiện tại, ngôi nhà tránh nắng che mưa của vợ chồng ông Trực bị đặt trong tình trạng "báo động" khi chỉ còn cách mép sóng chừng vài bước chân.

Vào mùa mưa bão, nỗi lo thường trực của hàng chục hộ dân tổ 2 (thôn Trung Phường) nói chung và cá nhân gia đình ông Trương Công Trực càng tăng lên gấp bội. Hiện tại, ngôi nhà tránh nắng che mưa của vợ chồng ông Trực bị đặt trong tình trạng "báo động" khi chỉ còn cách mép sóng chừng vài bước chân.

Theo ông Trực, suốt hơn 1 thập kỷ qua, ước tính sóng biển đã "ăn" sâu vào khu dân cư hàng trăm mét với chiều dài bờ biển bị sạt lở tầm 1 cây số. "Năm ngoái, khi nước biển "ngoạm" trơ gốc hàng phi lao chắn sóng và áp sát vách nhà tôi, bà con trong thôn đã góp tiền mua tre, bao cát, cùng nhau chung sức đóng cọc dọc theo bờ biển để hạn chế sức công phá của sóng dữ. Tuy nhiên, chỉ qua 2 đợt ảnh hưởng của bão, 600 bao cát đã bị sóng biển vùi lấp, các cọc tre cũng bị xô ngã" - ông Trực nói.

Theo ông Trực, suốt hơn 1 thập kỷ qua, ước tính sóng biển đã "ăn" sâu vào khu dân cư hàng trăm mét với chiều dài bờ biển bị sạt lở tầm 1 cây số. "Năm ngoái, khi nước biển "ngoạm" trơ gốc hàng phi lao chắn sóng và áp sát vách nhà tôi, bà con trong thôn đã góp tiền mua tre, bao cát, cùng nhau chung sức đóng cọc dọc theo bờ biển để hạn chế sức công phá của sóng dữ. Tuy nhiên, chỉ qua 2 đợt ảnh hưởng của bão, 600 bao cát đã bị sóng biển vùi lấp, các cọc tre cũng bị xô ngã" - ông Trực nói.

Năm nay, để bảo vệ đất đai, nhà cửa của mình trước sự uy hiếp của sóng biển, người dân địa phương đã tự bỏ tiền đầu tư mua vật liệu, triển khai xây kè bê tông cốt thép tại đoạn bờ biển kéo dài cả cây số qua thôn Trung Phường.

Năm nay, để bảo vệ đất đai, nhà cửa của mình trước sự uy hiếp của sóng biển, người dân địa phương đã tự bỏ tiền đầu tư mua vật liệu, triển khai xây kè bê tông cốt thép tại đoạn bờ biển kéo dài cả cây số qua thôn Trung Phường.

Chứng kiến đoạn bờ biển gần nhà được gia cố bằng những khối bê tông, cốt thép, bà Nguyễn Thị Vân (trú tổ 2, thôn Trung Phường) chia sẻ: "Mòn mỏi đợi chờ ròng rã cả chục năm nhưng vẫn không thấy chính quyền địa phương triển khai xây dựng kè cứng bảo vệ bờ biển, nhà cửa, 2 tháng qua, một hộ dân trong thôn đã bỏ tiền túi của mình để dựng lên bờ kè chắn sóng. Hy vọng, bờ kè bằng bê tông cốt thép này sẽ đủ khả năng chống chọi trước sức công phá lớn của sóng biển vào mùa mưa bão. Chứ nếu không, làng sẽ đứng trước nguy cơ bị xóa sổ".

Chứng kiến đoạn bờ biển gần nhà được gia cố bằng những khối bê tông, cốt thép, bà Nguyễn Thị Vân (trú tổ 2, thôn Trung Phường) chia sẻ: "Mòn mỏi đợi chờ ròng rã cả chục năm nhưng vẫn không thấy chính quyền địa phương triển khai xây dựng kè cứng bảo vệ bờ biển, nhà cửa, 2 tháng qua, một hộ dân trong thôn đã bỏ tiền túi của mình để dựng lên bờ kè chắn sóng. Hy vọng, bờ kè bằng bê tông cốt thép này sẽ đủ khả năng chống chọi trước sức công phá lớn của sóng biển vào mùa mưa bão. Chứ nếu không, làng sẽ đứng trước nguy cơ bị xóa sổ".

Trả lời VTC News, Chủ tịch UBND xã Duy Hải Trần Văn Siêm cho biết, tình trạng sạt lở bờ biển ở thôn Trung Phường đã diễn ra từ hàng chục năm qua. Xã đã không ít lần kiến nghị cấp trên bố trí vốn để xây dựng bờ kè bảo vệ bờ biển nhưng chưa được giải quyết.

Trả lời VTC News, Chủ tịch UBND xã Duy Hải Trần Văn Siêm cho biết, tình trạng sạt lở bờ biển ở thôn Trung Phường đã diễn ra từ hàng chục năm qua. Xã đã không ít lần kiến nghị cấp trên bố trí vốn để xây dựng bờ kè bảo vệ bờ biển nhưng chưa được giải quyết.

"Đến thời điểm hiện tại, 18 hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm của sạt lở đã đồng ý chuyển đến khu tái định cư. Còn lại 14 hộ dân với 57 nhân khẩu vẫn đang tiếp tục bám trụ cư ngụ ở khu đất ven bờ biển sạt lở. Bờ kè người dân tự bỏ tiền ra xây dựng chỉ là giải pháp mang tính tạm thời, về lâu về dài, để bà con yên tâm, tôi thiết nghĩ cần phải đầu tư xây dựng kè bền vững" - ông Siêm thông tin thêm.

"Đến thời điểm hiện tại, 18 hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm của sạt lở đã đồng ý chuyển đến khu tái định cư. Còn lại 14 hộ dân với 57 nhân khẩu vẫn đang tiếp tục bám trụ cư ngụ ở khu đất ven bờ biển sạt lở. Bờ kè người dân tự bỏ tiền ra xây dựng chỉ là giải pháp mang tính tạm thời, về lâu về dài, để bà con yên tâm, tôi thiết nghĩ cần phải đầu tư xây dựng kè bền vững" - ông Siêm thông tin thêm.

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/lo-song-nuot-lang-dan-dung-ke-be-tong-cot-thep-giu-dat-ar900691.html