Loài bướm có khả năng đánh giá môi trường, là Quốc điệp Nhật Bản

Bướm Oomurasaki (hoàng đế tím) được bình chọn là Quốc điệp của người Nhật Bản nhờ vẻ đẹp tinh tế hiếm có và khả năng đánh giá mức độ an toàn hay ô nhiễm của môi trường.

 Bướm hoàng đế tím (Oomurasaki) đã được Hiệp hội Nghiên cứu các loài côn trùng Nhật Bản bình chọn là Quốc điệp vào năm 1957.

Bướm hoàng đế tím (Oomurasaki) đã được Hiệp hội Nghiên cứu các loài côn trùng Nhật Bản bình chọn là Quốc điệp vào năm 1957.

Tên khoa học của loài bướm này là Sasakia Charonda Hewitson, được ghép theo tên của 3 nhà khoa học đầu tiên công bố loài bướm này trên thế giới, trong đó có Sasakia là một nhà côn trùng học nổi tiếng của Nhật Bản.

Tên khoa học của loài bướm này là Sasakia Charonda Hewitson, được ghép theo tên của 3 nhà khoa học đầu tiên công bố loài bướm này trên thế giới, trong đó có Sasakia là một nhà côn trùng học nổi tiếng của Nhật Bản.

Tại Nhật, loài bướm này được gọi là Oomurasaki có nghĩa là "màu tím tuyệt vời”. Chiều rộng sải cánh của bướm hoàng đế tím lớn nhất đối với con đực là 10cm và con cái là 12cm. Do đặc điểm khí hậu và nhiệt độ nên những con bướm sinh sống tại phía nam thường có kích thước lớn hơn những con sống tại phía bắc.

Tại Nhật, loài bướm này được gọi là Oomurasaki có nghĩa là "màu tím tuyệt vời”. Chiều rộng sải cánh của bướm hoàng đế tím lớn nhất đối với con đực là 10cm và con cái là 12cm. Do đặc điểm khí hậu và nhiệt độ nên những con bướm sinh sống tại phía nam thường có kích thước lớn hơn những con sống tại phía bắc.

Mặt trên cánh của con đực có màu tím ánh xanh dương còn con cái lại mang màu tím ánh trà. Loài bướm này sẽ thoát kén vào khoảng thời gian từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 7 và tập trung nhiều tại khu vực Honshu, Shikoku, Kyushu.

Mặt trên cánh của con đực có màu tím ánh xanh dương còn con cái lại mang màu tím ánh trà. Loài bướm này sẽ thoát kén vào khoảng thời gian từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 7 và tập trung nhiều tại khu vực Honshu, Shikoku, Kyushu.

Ngoài ra bướm Oomurasaki cũng được phát hiện tại một số nước như Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam và Hàn Quốc tuy nhiên số lượng không nhiều như tại Nhật Bản.

Ngoài ra bướm Oomurasaki cũng được phát hiện tại một số nước như Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam và Hàn Quốc tuy nhiên số lượng không nhiều như tại Nhật Bản.

Có nghiên cứu cho rằng, loài bướm hoàng đế tím này chỉ sống ở những nơi hoặc vùng đất có môi trường trong sạch và ít bị ô nhiễm. Vì vậy, sự tồn tại của chúng là minh chứng sống cho văn hóa “sạch sẽ” của Nhật Bản.

Có nghiên cứu cho rằng, loài bướm hoàng đế tím này chỉ sống ở những nơi hoặc vùng đất có môi trường trong sạch và ít bị ô nhiễm. Vì vậy, sự tồn tại của chúng là minh chứng sống cho văn hóa “sạch sẽ” của Nhật Bản.

Là một biểu tượng thiêng liêng của quốc gia, bướm hoàng đế tím được tôn thờ tại đền Ukaru bên trong trung tâm Hotokushi Oomurasaki Center ở tỉnh Yamanashi.

Là một biểu tượng thiêng liêng của quốc gia, bướm hoàng đế tím được tôn thờ tại đền Ukaru bên trong trung tâm Hotokushi Oomurasaki Center ở tỉnh Yamanashi.

Những chiếc kén của bướm hoàng đế tím để lại sau khi trưởng thành được giữ lại và làm thành bùa Ukaru-mamori dành cho các sĩ tử cầu mong có thể vượt qua kỳ thi thuận lớn giống như những chú bướm có thể tách kén thành công và sải cánh tự do.

Những chiếc kén của bướm hoàng đế tím để lại sau khi trưởng thành được giữ lại và làm thành bùa Ukaru-mamori dành cho các sĩ tử cầu mong có thể vượt qua kỳ thi thuận lớn giống như những chú bướm có thể tách kén thành công và sải cánh tự do.

Để đề cao giá trị khoa học và vẻ đẹp của loài bướm hoàng đế tím, người Nhật đã phát hành tem có in hình chúng. Thậm chí, nhiều năm Nhật Bản còn phát hành con dấu bưu điện có hình chúng.

Để đề cao giá trị khoa học và vẻ đẹp của loài bướm hoàng đế tím, người Nhật đã phát hành tem có in hình chúng. Thậm chí, nhiều năm Nhật Bản còn phát hành con dấu bưu điện có hình chúng.

Năm 2019, vườn thú Schoenbrunn, Áo lần đầu tiên nhân giống thành công loài bướm hoàng đế tím.

Năm 2019, vườn thú Schoenbrunn, Áo lần đầu tiên nhân giống thành công loài bướm hoàng đế tím.

Tình cảm và sự trân trọng của người Nhật đối với loài bướm hoàng đế tím cũng thể hiện được sự quan tâm đối với thiên nhiên của quốc gia này.

Tình cảm và sự trân trọng của người Nhật đối với loài bướm hoàng đế tím cũng thể hiện được sự quan tâm đối với thiên nhiên của quốc gia này.

Không những thế, loài bướm này còn tượng trưng cho quyền lực của hoàng gia. Với tầm quan trọng và vẻ đẹp tím huyền bí sẵn có thì bướm hoàng đế tím thật sự rất xứng đáng vị trí Quốc điệp của Nhật Bản hiện tại.

Không những thế, loài bướm này còn tượng trưng cho quyền lực của hoàng gia. Với tầm quan trọng và vẻ đẹp tím huyền bí sẵn có thì bướm hoàng đế tím thật sự rất xứng đáng vị trí Quốc điệp của Nhật Bản hiện tại.

Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/loai-buom-co-kha-nang-danh-gia-moi-truong-la-quoc-diep-nhat-ban-1541150.html