Loài cá đặc biệt không ăn uống vài năm vẫn sống khỏe

Cá phổi châu Phi là loài cá duy nhất có khả năng sống vài năm mà không cần ăn uống, đã tồn tại trên Trái Đất trong suốt 390 triệu năm

 Loài cá này giống như con lươn, dài khoảng 1m và sống ở ranh giới giữa đời sống dưới nước và trên bờ.

Loài cá này giống như con lươn, dài khoảng 1m và sống ở ranh giới giữa đời sống dưới nước và trên bờ.

Loài cá này sống ở sông Bandama ở Bờ Biển Ngà và được biết đến với cách sống độc đáo. Chúng có cặp lá phổi và thường phải ngoi lên khỏi mặt nước để lấy oxy do phần mang không đủ dưỡng khí.

Loài cá này sống ở sông Bandama ở Bờ Biển Ngà và được biết đến với cách sống độc đáo. Chúng có cặp lá phổi và thường phải ngoi lên khỏi mặt nước để lấy oxy do phần mang không đủ dưỡng khí.

Cá phổi châu Phi sống ở ranh giới giữa dưới nước và trên bờ, khác biệt với các loài cá khác có thể chịu đựng khi dòng sông cạn vào mùa khô.

Cá phổi châu Phi sống ở ranh giới giữa dưới nước và trên bờ, khác biệt với các loài cá khác có thể chịu đựng khi dòng sông cạn vào mùa khô.

Khi môi trường trở nên nóng lên và khô hạn, cá phổi châu Phi đào hang trong lòng sông khô cạn. Chúng cuộn tròn phần thân dài và tạo ra một chiếc kén chất nhầy không thấm nước, chỉ còn một khe hở hẹp cho phép chúng hít thở không khí.

Khi môi trường trở nên nóng lên và khô hạn, cá phổi châu Phi đào hang trong lòng sông khô cạn. Chúng cuộn tròn phần thân dài và tạo ra một chiếc kén chất nhầy không thấm nước, chỉ còn một khe hở hẹp cho phép chúng hít thở không khí.

Quá trình này là quá trình ngủ hè và kéo dài một thời gian dài, thậm chí có thể tới 4 năm, giúp chúng tồn tại mà không cần thức ăn hay nước uống.

Quá trình này là quá trình ngủ hè và kéo dài một thời gian dài, thậm chí có thể tới 4 năm, giúp chúng tồn tại mà không cần thức ăn hay nước uống.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích di truyền của cá phổi châu Phi và phát hiện rằng việc ngủ hè được kích hoạt bởi một loạt dấu hiệu như mất nước, đói, tăng hít thở không khí và căng thẳng. Các thay đổi trong độ mặn và thành phần của hợp chất hòa tan trong nước cũng là tín hiệu cho thấy môi trường đang cạn dần.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích di truyền của cá phổi châu Phi và phát hiện rằng việc ngủ hè được kích hoạt bởi một loạt dấu hiệu như mất nước, đói, tăng hít thở không khí và căng thẳng. Các thay đổi trong độ mặn và thành phần của hợp chất hòa tan trong nước cũng là tín hiệu cho thấy môi trường đang cạn dần.

Cá phổi châu Phi đã tiến hóa để tồn tại trong trạng thái không hoạt động trong lớp bùn khi nước cạn, và quá trình ngủ hè giúp chúng vượt qua điều kiện khô nóng.

Cá phổi châu Phi đã tiến hóa để tồn tại trong trạng thái không hoạt động trong lớp bùn khi nước cạn, và quá trình ngủ hè giúp chúng vượt qua điều kiện khô nóng.

Mặc dù cá phổi châu Phi đã tồn tại với cơ chế ngủ hè này trong 390 triệu năm và giữ nguyên nhiều đặc điểm sinh học, nhưng loài cá đặc biệt này đang phải đối mặt với sự tàn phá từ hoạt động của con người. Đánh bắt quá mức và hoạt động nông nghiệp làm suy giảm số lượng cá phổi cẩm thạch ở lưu vực hồ Victoria, chỉ trong 5 năm.

Mặc dù cá phổi châu Phi đã tồn tại với cơ chế ngủ hè này trong 390 triệu năm và giữ nguyên nhiều đặc điểm sinh học, nhưng loài cá đặc biệt này đang phải đối mặt với sự tàn phá từ hoạt động của con người. Đánh bắt quá mức và hoạt động nông nghiệp làm suy giảm số lượng cá phổi cẩm thạch ở lưu vực hồ Victoria, chỉ trong 5 năm.

Mời quý độc giả xem thêm video: Kỳ lạ loài cá có khả năng tàng hình, chỉ xuất hiện ở Nha Trang.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/loai-ca-dac-biet-khong-an-uong-vai-nam-van-song-khoe-1966220.html