Loài cá mệnh danh 'vua cá nước ngọt' chứa độc tố nhưng vẫn được săn lùng ráo riết

Trong thế giới cá nước ngọt, cá lăng chấm từng gây nhiều chú ý bởi số lượng khan hiếm và giá thành cao ngất ngưởng. Điểm đặc biệt của cá lăng chấm là có cơ chế tự bảo vệ bằng độc tố, bởi trong cơ thể của chúng có chứa một lượng độc nhất định. Dù đáng sợ là vậy song loài cá này vẫn không tránh khỏi tình trạng bị săn lùng ráo riết, bởi thịt của chúng rất thơm ngon và giàu dinh dưỡng.

Cá lăng chấm (Hemibagrus guttatus), hay còn gọi là cá vừng kiếm, được mệnh danh là " vua cá nước ngọt" nhờ vào ngoại hình độc đáo với vây sắc và thân trơn nhẵn. Loài cá này thuộc họ Cá lăng (Bagridae) và bộ Cá da trơn (Siluriformes).

Cá lăng chấm (Hemibagrus guttatus), hay còn gọi là cá vừng kiếm, được mệnh danh là " vua cá nước ngọt" nhờ vào ngoại hình độc đáo với vây sắc và thân trơn nhẵn. Loài cá này thuộc họ Cá lăng (Bagridae) và bộ Cá da trơn (Siluriformes).

Cá lăng chấm phân bố chủ yếu ở các sông lớn phía Bắc Việt Nam như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Kỳ Cùng, sông Mã và sông Lam.

Cá lăng chấm phân bố chủ yếu ở các sông lớn phía Bắc Việt Nam như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Kỳ Cùng, sông Mã và sông Lam.

Cá lăng chấm có thân hình dài, đầu rộng, bẹt và tương đối dài, với mắt nằm ở phía trên và nửa trước của đầu. Cá có bốn đôi râu, trong đó râu hàm dài nhất. Thân cá có màu xám đen ở lưng và trắng nhạt ở bụng, với nhiều chấm đen to nhỏ trên thân.

Cá lăng chấm có thân hình dài, đầu rộng, bẹt và tương đối dài, với mắt nằm ở phía trên và nửa trước của đầu. Cá có bốn đôi râu, trong đó râu hàm dài nhất. Thân cá có màu xám đen ở lưng và trắng nhạt ở bụng, với nhiều chấm đen to nhỏ trên thân.

Chúng sống ở tầng đáy, có kích thước lớn, tối đa có thể đạt tới 40 kg/con.

Chúng sống ở tầng đáy, có kích thước lớn, tối đa có thể đạt tới 40 kg/con.

Cá lăng chấm là loài cá dữ, với thức ăn chủ yếu là cá con, tôm cua và mùn bã hữu cơ.

Cá lăng chấm là loài cá dữ, với thức ăn chủ yếu là cá con, tôm cua và mùn bã hữu cơ.

Điểm đặc biệt của cá lăng chấm là có cơ chế tự bảo vệ bằng độc tố, bởi trong cơ thể của chúng có chứa một lượng độc nhất định. Chất độc này có thể gây đau đớn cực độ cho con người, gây phù thũng nặng và thậm chí là bị choáng.

Điểm đặc biệt của cá lăng chấm là có cơ chế tự bảo vệ bằng độc tố, bởi trong cơ thể của chúng có chứa một lượng độc nhất định. Chất độc này có thể gây đau đớn cực độ cho con người, gây phù thũng nặng và thậm chí là bị choáng.

Loài cá lăng chấm này dù có chứa độc tố gây đau đớn cho con người, nhưng vẫn được săn lùng vì thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng.

Loài cá lăng chấm này dù có chứa độc tố gây đau đớn cho con người, nhưng vẫn được săn lùng vì thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng.

Dù đáng sợ là vậy song loài cá này vẫn không tránh khỏi tình trạng bị săn lùng ráo riết. Tại Việt Nam, cá lăng chấm sông Hồng có thể sống đến 13 - 15 năm.

Dù đáng sợ là vậy song loài cá này vẫn không tránh khỏi tình trạng bị săn lùng ráo riết. Tại Việt Nam, cá lăng chấm sông Hồng có thể sống đến 13 - 15 năm.

Cá lăng chấm từng được bán với giá cao ở Trung Quốc. Tại Việt Nam, loài cá này cũng được nuôi thử nghiệm thành công, với tỉ lệ sống cao.

Cá lăng chấm từng được bán với giá cao ở Trung Quốc. Tại Việt Nam, loài cá này cũng được nuôi thử nghiệm thành công, với tỉ lệ sống cao.

P.V (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/loai-ca-menh-danh-vua-ca-nuoc-ngot-chua-doc-to-nhung-van-duoc-san-lung-rao-riet-post594749.antd