Loại cá nào có hàm lượng thủy ngân thấp?

Cá cơm, cá đù Đại Tây Dương, cá bạc má Đại Tây Dương... có hàm lượng thủy ngân thấp có thể ăn thường xuyên.

Thủy ngân gây hại gì?

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Thủy ngân vô cơ hòa tan trong cả nước ngọt và nước biển tạo thành hợp chất thủy ngân độc hại. Những hợp chất này dính vào thực vật phù du, tảo đơn bào - chuỗi thức ăn của cá và các loại thủy hải sản. Thủy ngân bị "giữ" lại trong những con cá và các loại thủy hải sản.

Nếu chúng trở thành thức ăn cho bạn, tất nhiên là bạn cũng sẽ tiêu thụ cả thủy ngân có trong chúng.

Một nghiên cứu vào tháng 11 năm 2012 trên Tạp chí Y học Dự phòng & Sức khỏe Cộng đồng (Mỹ) đã chỉ ra rằng hàm lượng thủy ngân cao có thể gây tổn hại cho hệ thần kinh trung ương và gây ra các tác động xấu đến não - đặc biệt là làm giảm chú ý và suy giảm trí nhớ cũng như các triệu chứng như run rẩy và suy giảm thị lực.

Một nghiên cứu vào tháng 7 năm 2012 trên Tạp chí Sinh học và Công nghệ sinh học (Mỹ) cũng cho thấy, nhiễm thủy ngân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng điều này là do thủy ngân làm tăng sản xuất các gốc tự do trong khi giảm chất chống oxy hóa trong cơ thể, dẫn đến stress oxy hóa.

Cá chứa ít thủy ngân

đăng tải trên Livestrong cho hay, Methylmercury-chất độc nhất trong số các hợp chất thủy ngân, được hình thành khi thủy ngân vô cơ hòa tan trong cả nước ngọt và nước biển. Những hợp chất này dính vào thực vật phù du, tảo đơn bào- chuỗi thức ăn của cá và các loại thủy hải sản.

Khi thủy hải sản, cụ thể là cá, ăn phải thực vật phù du này, thủy ngân sẽ bị "giữ" lại trong chúng. Và khi trở thành món ăn của con người, thủy ngân sẽ lại tích tụ trong cơ thể, gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe của chúng ta.

Nghiên cứu mới đây của đại học Hawaii và Michigan cho biết, 80% methyl thủy ngân ở tầng nước mặt, nghĩa là tầng trên ấy, bị ánh sáng phá hủy. Do đó cá biển sống ở vùng "trên" này lại ít nhiễm thủy ngân.

Còn với các loại cá sống ở biển sâu, cá săn mồi và cá càng lớn, thì tích lũy thủy ngân càng nhiều. Nguyên nhân là do cá nhỏ ăn rong rêu (có thủy ngân), cá vừa ăn cá nhỏ, cá lớn lại ăn cá vừa, và cứ thế tích lũy. Trong khoa học gọi hiện tượng này là tích lũy sinh học (biomagnification).

Dựa theo những điều trên, Livestrong đã chỉ ra các cá và thủy hải sản khác có hàm lượng thủy gân thấp, nên ăn từ 2-3 lần/tuần.

Cụ thể: Cá cơm, cá đù Đại Tây Dương, cá bạc má Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, cá vược đen, cá chim, cá da trơn, cá tuyết, cá bơn, cá Haddock- một loại cá tuyết, cá tuyết than, cá trích, cá đối, cá rô, cá hồi, cá mòi, cá ngừ. Ngoài ra còn có hàu, tôm hùm Mỹ, mực, sò điệp, cua.

Thủy sản có mức độ thủy ngân vừa phải, nên ăn 1 lần/tuần, gồm có: Cá trâu, cá chép, cá mú, cá chim lớn, cá mục heo, cá chày, cá rô đại dương, cá than, cá tù, cá hồng, cá thu Tây Ban Nha, cá ngừ trắng, cá ngừ vây vàng, cá vược...

Theo Bằng Lăng/Tiêu dùng

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/loai-ca-nao-co-ham-luong-thuy-ngan-thap/20210729102212759